Bạn đang muốn tìm về chốn linh thiêng, kiếm tìm niềm an lạc, sự thanh thản, thả xuôi sự mệt nhọc trong cuộc sống thường nhật? Vậy thì hãy một lần ghé thăm chùa Phổ Đà Đà Nẵng. Không gian chùa thanh tịnh, kiến trúc lại có phần độc đáo, nhiều góc check in đẹp, Tour Bà Nà không biết tự bao giờ nơi đây trở thành điểm đến yêu thích của rất nhiều du khách
Chùa Phổ Đà Đà Nẵng – Điểm tham quan không thể bỏ lỡ khi đến thành phố
Điều đầu tiên mà đại đa số các du khách cảm nhận được khi bước tới chùa Phổ Đà Đà Nẵng là sự yên bình, tĩnh lặng và hết sức thanh khiết. Các thông tin về địa chỉ và lịch sử chùa Phổ Đà như sau:
Chùa Phổ Đà Đà Nẵng ở đâu?
Chùa Phổ Đà Đà Nẵng nằm tại số 340 đường Phan Châu Trinh, quận Hải Châu. Từ trung tâm Đà Thành tới chùa khoảng chừng 20km. Ngôi chùa này được xây dựng theo hệ phái Bắc Tông. Từ trước tới nay, chùa vẫn luôn là địa điểm linh thiêng được rất nhiều tín đồ Phật giáo ở trong khu vực Đà Thành tìm tới dâng hương và khám phá. Không gian ngôi chùa mang một màu sắc thiền tịnh, nhẹ nhàng và cũng hết mực thanh tao.
>>> Bạn tò mò vé vào Bà Nà Hills? Đọc ngay bài viết “Cập nhật bảng giá vé Bà Nà Hills năm 2024” để biết chi tiết
Đường đến Chùa Phổ Đà
Chùa Phổ Đà Đà Nẵng nằm ở vị trí có giao thông thuận lợi. Vậy nên, các bạn có thể tới đây bằng nhiều loại hình phương tiện khác nhau như taxi, thuê xe máy,… Để tới chùa, các tuyến đường gần nhất bạn nên đi là:
- Đi từ nhà ga Đà Nẵng, chạy thẳng theo đường Hải Phòng. Sau đó, hãy rẽ trái vào đường Ông Ích Khiêm. Khi đến ngã tư, các bạn chỉ cần chạy vào đường Triệu Nữ Vương. Chạy thẳng con đường này bạn sẽ đến điểm đích là chùa Phổ Đà.
- Nếu xuất phát từ trung tâm phố Đà Thành, các bạn nên chạy xe theo đường tỉnh 602 để đến Suối Mơ. Sau đó, chạy trên đường Hoàng Văn Thái thẳng đến đường Điện Biên Phủ. Cuối cùng rẽ xuống đường công viên 29/3. Tại đây, bạn chỉ cần rẽ trái và chạy khoảng 1km nữa sẽ tới được chùa Phổ Đà
Lịch sử Chùa Phổ Đà Đà Nẵng
Cùng với chùa Bát Nhã Đà Nẵng, chùa Phổ cũng đã có niên đại lâu đời. Dựa theo các thông tin trong sử sách thì chùa được xây dựng vào năm 1915, dưới thời kỳ Bính Thìn. Đã có 2 thời kỳ trụ trì tiếp quản và đảm đương trọng trách giữ gìn chùa.
Ở trong các giai đoạn thịnh vượng của Phật Giáo, chùa Phổ Đà đã sớm trở thành địa điểm xuất bản Tạp chí Tam Bảo. Vào năm 1963, thời điểm có biến cố Pháp nạn ở miền Trung, chùa là nơi trú ngụ của những con dân yêu nước, cố gắng đấu tranh vì bình đẳng tôn giáo và dân chủ. Trong khoảng thời gian này, hoà thượng Thích Tôn Thắng đã nhiều lần thực hiện các cuộc tuyệt thực bất bạo động và nguyện hiến dâng đời mình cho lý tưởng Phật giáo.
Về vấn đề trùng tu, Chùa Phổ Đà Đà Nẵng đã nhiều lần được tu sửa. Vào năm 1962, lần đầu tiên ở chùa triển khai chiến dịch xây dựng cơ sở học viện Phật giáo. Mục đích chính của công cuộc này chính là phục vụ cho công tác đào tạo tăng tài.
Năm 1970, trong khuôn viên chùa có một phật đài Quan Thế Âm lộ thiên được xây dựng. Tiếp năm 1983, phần hậu viện của chùa được tu sửa toàn bộ phần bị cũ, vỡ. Những năm sau đó, phần tiền đường và hậu tổ của chùa cũng được tu sửa theo kiểu dáng 3 tầng 1 mái
Khám phá không gian kiến trúc Bắc Tông Đà Nẵng
Chùa Phổ Đà Đà Nẵng được xây dựng dựa theo kiến trúc Bắc Tông. Bởi vì đã trải qua nhiều lần sửa và trùng tu nên không gian của chùa được đánh giá là khá khang trang. Không gian của chùa mang đến giá trị thẩm mĩ cao. Tất cả mọi thứ trong chùa đều được bài trí một cách hài hòa nhất.
Bên trong và ngoài chùa đều có những bức phù điêu tuyệt đẹp. Mỗi một bức phù điêu đều kể lại trọn vẹn câu chuyện của Phật Giáo. Bên ngoài, mái ngói của chùa đạt độ cong vút ấn tượng. Tất cả những điều này đều góp phần tạo nên một không gian chùa thanh tịnh, linh thiêng hiếm có.
Điều đáng nói là trong khu vực Điện Phật của chùa, các du khách luôn được chiêm ngưỡng đồng thời bộ 3 tượng Phật: A Di Đà Tam Tôn, Bồ Tát Đại Thế Chí cùng với Đại Đức Phật Quan Âm. Mỗi một bức tượng đều được đúc bằng vật liệu chính là đồng thau. Niên đại của tượng được tính từ năm 1947
Những cột mốc quan trọng gắn liền với chùa Phổ Đà
Kể từ khi khánh thành đến nay, chùa Phổ Đà Đà Nẵng đã có rất nhiều mốc quan trọng. Trong số đó, phải kể đến những cột mốc như:
- Trở thành điểm làm toà soạn Tạp Chí Tam Đảo do hoà thượng Thích Tôn Thắng chịu trách nhiệm sản xuất
- Nơi quy tụ lực lượng đấu tranh dân chủ, bình đẳng tôn giáo trong mùa Pháp nạn
- Năm 1970, chùa là nơi tổ chức Đại giới đàn Vĩnh Gia với sự góp mặt của hơn 1.000 giới tử
- Năm 1996, chùa tiếp tục tổ chức Đại đới đàn Phước Huệ
Hoạt động phổ biến tại chùa Phổ Đà Đà Nẵng
Du lịch Bà Nà Hills nói riêng hay Đà Nẵng nói chung, nếu bạn chưa biết đi đâu, làm gì hãy một lần ghé thăm Chùa Phổ Đà nhé! Đến đây, bạn sẽ cảm nhận được không gian thanh tịnh và chữa lành tâm hồn một cách dễ dàng nhất. Tại chùa Phổ Đà Đà Nẵng thường xuyên có các hoạt động lễ hội ý nghĩa. Ví dụ như lễ hội Vu Lan Báo Hiếu, lễ Phật Đản, Các lễ truyền thống của người dân tộc Chăm.
Những sự kiện lễ hội này được tổ chức không chỉ thể hiện sự tôn trọng, tâm linh mà còn giúp tạo ra môi trường văn hoá, kết nối cộng đồng lại với nhau. Ngoài các ngày lễ lớn, người dân đến còn đến chùa Phổ Đà vào những ngày rằm, mùng 1 trong các tháng âm lịch. Họ tới đây để cầu an, tịnh tâm và lắng nghe các sư thầy giảng dạy về kinh Phật
Kinh nghiệm tham quan Chùa Phổ Đà
Chùa Phổ Đà Đà Nẵng từ nhiều năm nay đã đón không ít lượt khách ghé thăm và chiêm bái. Không phủ nhận mức độ linh thiêng cũng như nét đẹp của ngôi chùa, Tour Bà Nà chỉ muốn nhắc nhở bạn để tâm đến những điều dưới đây:
Thời điểm thích hợp để tham quan
Thời điểm tuyệt vời để ghé tham quan chùa Phổ Đà là vào những ngày nắng trong xanh. Vào những ngày này, bạn sẽ cảm nhận rõ nét nhất sự thanh tịnh trong ngôi chùa. Bạn cũng sẽ có cơ hội được tận hưởng từng làn gió mát bên hiên chùa và check in nhiều góc đẹp.
Nếu có thể sắp xếp thời gian, đừng quên tham quan chùa vào những ngày đầu năm mới. Bởi đây là những ngày mang ý nghĩa tốt lành và là cơ hội tuyệt vời để bạn dâng hương kính Phật, cầu mong năm mới thuận hoà, ấm êm.
Ngoài ra, các ngày mùng 1 hay ngày rằm cũng đặc biệt thích hợp để bạn thực hiện chuyến thăm chùa. Bởi đây là các ngày được coi là khoảnh khắc tốt nhất để mỗi một người chúng ta hướng về nguồn cội.
Trang phục phù hợp
Trang phục khi tới chùa cần đảm bảo được các yếu tố lịch sự, trang nhã. Du khách nên diện những bộ quần áo kín đáo, để thể hiện sự tôn trọng đến thần phật. Chú ý không nên mặc quần áo quá ngắn hoặc hở hang. Bởi đây đều là những điều thể hiện rõ rằng bạn không coi trọng các vị thần.
Bên cạnh đó, bạn cũng đừng mặc những bộ quần áo quá sặc sỡ. Bởi điều này sẽ gây phản cảm và sự phiền toái, khó chịu cho những du khách xung quanh khi tới tham quan chùa.
Những đóng góp của chùa Phổ Đà Đà Nẵng đối với Phật giáo Việt Nam nói chung
Dựa vào các thông tin về cột mốc của chùa Phổ Đà, tin rằng bạn đã biết sự đóng góp to lớn của ngôi chùa đối với Phật giáo Việt Nam nói chung. Đúng vậy, trong giai đoạn chấn hưng Phật giáo trước kia, đã có hội Phật học Đà Thành đặt trụ sở ở chùa Phổ Đà.
Được biết, chùa Phổ Đà Đà Nẵng là nơi chính thức thống nhất Phật giáo khắp cả nước thành một khối duy nhất. Hội Phật học Đà Thành ở chùa cũng nhận đào tạo các tăng tài cho Giáo hội Việt Nam. Cơ quan ngôn luận chính của hộ chính là Tạp Chí Tam Bảo.
Vào năm 1938, Hội đã chính thức sáp nhập vào An Nam Phật học Hội. Mặc dù, khoảng thời gian vận hành và tồn tại ngắn nhưng Hội cũng đã để lại nhiều tiếng vang lớn. Bấy giờ, chùa Phổ Đà đã không còn là trụ sở của Hội Phật học nhưng tiếng tăm và mức độ uy tín của chùa đã vang xa.
Chùa từ trước đến nay đã trở thành nơi tổ chức rất nhiều sự kiện quan trọng của Phật Giáo Đà Thành. Ví dụ như Tứ tự, Bồ Tát, Đại Giới Đàn và cả An cư kiết hạ… Dựa vào những đóng góp to lớn của ngôi chùa, rất nhiều sư thầy đã tự hào và có hơn 1000 giới tử viếng thăm chùa mỗi năm.
Trên đây là các thông tin chi tiết về chùa Phổ Đà Đà Nẵng. Mong rằng, các bạn đã lên được kế hoạch tuyệt vời cho chuyến đi tới “Thành phố đáng sống” nhất nhì Việt Nam và timeline ghé thăm chùa Phổ Đà nhé!
Bài viết hữu ích:
Tham khảo lịch trình tour ghép Bà Nà 1 ngày