Kinh thành Huế – Chiêm ngưỡng kiến trúc đồ sộ thời Nguyễn

Kinh thành Huế là công trình kiến trúc quan trọng của triều đình nhà Nguyễn – triều đình cuối cùng của phong kiến Việt Nam. Tuy trải qua nhiều biến động nhưng nơi đây vẫn lưu giữ những dấu ấn quan trọng của lịch sử đầy thăng trầm. Đây còn là di tích được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới.

Giới thiệu về Kinh thành Huế

Kinh thành Huế hay Thuận Hóa kinh thành là tòa thành ở cố đô Huế. Đây là nơi triều Nguyễn đóng đô trong 143 năm từ năm 1802 cho đến khi thoái vị năm 1945. Kinh thành Huế được vua Gia Long khảo sát năm 1803, khởi công xây dựng từ năm 1805 và hoàn thành năm 1832 dưới thời vua Minh Mạng.

Năm 1558, chúa Nguyễn Hoàng vào trấn Thuận Hóa, vương quốc Đàng Trong được thành lập. Từ đó về sau, các chúa Nguyễn xây dựng quyền lực và mở rộng lãnh thổ. Năm 1802, Nguyễn Ánh đánh bại nhà Tây Sơn, lên ngôi, lấy hiệu là Gia Long, thành lập triều Nguyễn.

Kinh thành Huế là tòa thành ở cố đô Huế
Kinh thành Huế là tòa thành ở cố đô Huế

Vua Gia Long đích thân thiết kế phương án xây dựng kinh đô vào năm 1803. Để xây dựng Kinh đô Huế, vua Gia Long đã di dời 9 ngôi làng để cải tạo, điều chỉnh dòng chảy tự nhiên của sông ngòi hình thành hệ thống thủy đạo trong thành.

Lịch sử xây dựng kinh thành Huế được chia làm 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Từ thời Gia Long đến thời vua Minh Mạng là thời kỳ quy hoạch và xây dựng.
  • Giai đoạn 2: Từ đời Thiệu Trị đến nửa đầu đời Tự Đức chú trọng việc sửa chữa, cải tạo các công trình đã xây dựng trước đó.
  • Giai đoạn 3: Từ nửa sau thời Tự Đức đến thời Đồng Khánh là thời sửa chữa và thu gọn quy mô.
  • Giai đoạn 4: Từ thời vua Khải Định đến thời vua Bảo Đại là thời kỳ tiếp biến văn hóa kiến trúc Việt Nam và những thay đổi về kỹ thuật xây dựng.

Cách di chuyển đến Kinh thành ở Huế

  • Xuất phát từ thành phố Huế, bạn có thể thuê xe máy đi qua cầu Phú Xuân, sau đó đi qua cửa Ngăn sẽ tới Kinh thành Huế. Quãng đường này chỉ mất hơn 15 phút. 
  • Nếu bạn đi ô tô thì nên đi hướng Tây, lên Hà Nội sau đó rẽ phải rồi qua cầu Phú Xuân. Tiếp tục đi qua cửa Ngăn là tới nơi. Thời gian di chuyển chỉ khoảng 5 phút.
Hướng dẫn đường đi Kinh thành Huế
Hướng dẫn đường đi Kinh thành Huế

Tổng quan về kiến trúc và vị trí

Kinh thành Huế là công trình to lớn với khuôn viên hình vuông, mặt trước uốn lượn theo bờ sông Hồng. Cả vị trí lẫn kiến trúc của Kinh thành Huế đều mang ý nghĩa vô cùng đặc biệt.

Vị trí

Kinh thành Huế được quy hoạch ở bờ Bắc sông Hương, hướng Nam với tổng diện tích 520 ha. Kinh Thành và tất cả các công trình kiến trúc của Hoàng thành, Tử Cấm Thành đều quay về hướng Nam, hướng mà trong Kinh Dịch có viết “Nam thánh hướng thiên hạ” (nghĩa là vua quay mặt về phương Nam để cai trị thiên hạ). 

Kinh thành Huế được quy hoạch ở bờ Bắc sông Hương
Kinh thành Huế được quy hoạch ở bờ Bắc sông Hương

Hiện nay, Kinh thành Huế có vị trí trên bản đồ thành phố như sau: phía Nam giáp đường Lê Duẩn, Trần Hưng Đạo; phía Tây giáp đường Lê Duẩn; phía Bắc giáp đường Tăng Bạt Hổ và phía Đông giáp đường Phan Đăng Lưu.

Kiến trúc

Cấu trúc thành được xây dựng theo phong cách Vauban của phương Tây với 24 pháo đài nhô ra phía ngoài. Thành được đắp bằng đất và xây bằng gạch bên trong và bên ngoài với độ dày trung bình 21,5m. 

Có tổng 10 cổng thành chính:

  • Cửa Chính Bắc (cửa Hậu)
  • Cửa Tây – Bắc (cửa An Hòa)
  • Cửa Chính Tây
  • Cửa Tây – Nam (cửa Hữu)
  • Cửa Chính Nam (cửa Nhà Đồ)
  • Cửa Quảng Đức
  • Cửa Thể Nhơn (cửa Ngăn)
  • Cửa Đông – Nam (cửa Thượng Tứ)
  • Cửa Chính Đông (cửa Đông Ba)
  • Cửa Đông – Bắc (cửa Kẻ Trài)
Các cổng chính vào kinh thành
Các cổng chính vào kinh thành

Ngoài ra còn có 1 cửa thông với Trấn Bình Đài (thành phụ ở hướng Đông Bắc, còn gọi là thành Mang Cá). Hai cửa bằng đường thủy là Đông Thành Thủy Quan và Tây Thành Thủy Quan.

Hệ thống sông đào (Hộ Thành Hào) có chiều dài hơn 7km. Hồ Thanh Hào vừa để bảo vệ, vừa có chức năng giao thông đường thuỷ. Phía Tây là sông Kẻ Vạn, phía Bắc là sông An Hòa, phía Đông là sông Đông Ba và phía Nam giáp sông Hương.

Bản đồ Kinh thành Huế
Bản đồ Kinh thành Huế

Nhìn chung, đây là hệ thống phức tạp với nhiều hạng mục liên quan. Có thể kể đến như cổng thành – vọng lâu, tường thành, cột cờ, pháo đài, hệ thống cầu cống bảo vệ thành phố,… Toàn bộ được thiết kế và xây dựng vô cùng khoa học, có giá trị kỹ thuật và nghệ thuật cao.

Khám phá Kinh thành Huế qua những công trình đồ sộ

Khi đến Kinh thành Huế, du khách sẽ được chiêm ngưỡng, tìm hiểu về những công trình mang dấu ấn lịch sử như:

Hoàng Thành Huế (Đại Nội)

Hoàng Thành Huế là vòng thành thứ hai của Kinh thành Huế, là nơi ở của vua và hoàng gia. Hoàng Thành là nơi thờ tự tổ tiên và các vị vua nhà Nguyễn. Đây cũng là nơi làm việc của triều đình lúc bấy giờ.

Hoàng Thành Huế là vòng thành thứ hai của Kinh thành Huế
Hoàng Thành Huế là vòng thành thứ hai của Kinh thành Huế

Hoàng Thành có khoảng 100 công trình được bắt đầu xây dựng từ năm 1804 và hoàn chỉnh vào năm 1833. Bên trong Hoàng Thành có Cung Diên Thọ, Điện Thái Hòa, Hiển Lâm Các, Phủ Nội Vụ và nhiều công trình khác.

Ngọ Môn

Ngọ Môn nằm ở phía Nam của Kinh thành Huế. Đây là cổng chính của Hoàng thành và là một quần thể kiến trúc đồ sộ và phức tạp. Nhìn từ xa, Ngọ Môn giống như một tòa lâu đài nguy nga với hệ thống bậc thang được xây dựng từ những phiến đá lộ thiên dài dẫn lên lầu Ngũ Phụng. Đây chính là địa điểm check-in của bất kỳ du khách nào khi đến Huế.

Đây là cổng chính của Hoàng thành
Đây là cổng chính của Hoàng thành

Tử Cấm Thành

Tử Cấm Thành là thành trong cùng của Hoàng thành, trước đây gọi là Cung Thành. Nơi này được xây dựng vào năm 1803 và đổi tên là Tử Cấm Thành từ năm 1821 (năm Minh Mạng thứ 2).

Thành có hình chữ nhật, mặt phía Nam và phía Bắc dài 341m, phía Đông và phía Tây dài 308m, chu vi là 1298m. Mặt tiền phía Nam là cửa chính Đại Cung Môn.

Tử Cấm Thành là thành trong cùng
Tử Cấm Thành là thành trong cùng
  • Phía Bắc: có hai cửa Tường Loan và Nghi Phụng. Đến thời Bảo Đại, sau khi xây dựng Ngự Tiền Văn, phủ lại mở thêm một cửa Văn phòng nữa.
  • Phía Đông: có hai cửa Đông An và Hưng Khánh. Sau này cửa Đông An được lấp và cửa Duyệt Thị mở về phía đông Duyệt Thị Đường.
  • Phía Tây: có 2 cửa Tây An và Gia Tường.
  • Bên trong thành có hàng chục công trình kiến trúc có quy mô khác nhau, được chia thành nhiều khu vực.
  • Các di tích bên trong Tử Cấm Thành bao gồm: Tả Vu và Hữu Vu, Lầu Kiến Trung, Đỉnh đồng, điện Càn Thành, điện Cần Chánh, Thái Bình Lâu,…

Điện Thái Hòa

Điện Thái Hòa là điện chính tại Kinh thành Huế, đồng thời là địa điểm quan trọng cho lễ đăng quang lên ngôi của các vị vua triều Nguyễn. Đây trước đây được coi là trái tim của đất nước, là biểu tượng của quyền lực mà triều đại nhà Nguyễn. Với kiến trúc tráng lệ và nguy nga, điện Thái Hòa có tới 197 bài thơ thảo theo lối nhất thi nhất họa, tạo nên một trong những điểm thu hút quan trọng.

Đây là địa điểm quan trọng cho lễ đăng quang lên ngôi của các vị vua
Đây là địa điểm cho lễ đăng quang lên ngôi của các vị vua

Đặc biệt, bạn không nên bỏ lỡ cơ hội chiêm ngưỡng chiếc ngai vàng quyền lực, là biểu tượng của thời kỳ lịch sử khi các vị vua nhà Nguyễn trị vì.

Điện Long An

Tồn tại với bề dày lịch sử gần 150 năm, điện Long An được nhiều du khách đánh giá là cung điện đẹp nhất Kinh thành. Điện được xây dựng từ năm 1845 dưới thời Thiệu Trị. Nơi đây thường được dùng làm nơi nghỉ ngơi của nhà vua sau khi làm lễ Tịch Điền vào mỗi dịp đầu xuân.

Điện Long An
Các di tích tại điện Long An

Duyệt Thị Đường

Như bạn đã biết, bên trong Tử Cấm Thành có rất nhiều công trình kiến trúc quan trọng phục vụ cho việc nghỉ ngơi, giải trí. Duyệt Thị Đường là một trong số đó. Nơi đây từng là nhà hát dành cho vua, hoàng thân quốc thích và các quan lại trong kinh thành Huế đến xem biểu diễn tuồng. Ngày nay, Duyệt Thị Đường đã trở thành nơi biểu diễn Nhã nhạc cung đình Huế để du khách thưởng thức.

Nơi đây từng là nhà hát dành cho vua, hoàng thân quốc thích
Nơi đây từng là nhà hát dành cho vua, hoàng thân quốc thích

Kỳ Đài

Cột cờ là tên gọi khác của Kỳ Đài, đây là nơi treo cờ của triều đình. Khi nhìn vào bản đồ kinh thành Huế, du khách có thể thấy khu vực này nằm ở giữa phía Nam kinh thành trong phạm vi pháo đài Nam Chánh. Khu Kỳ Đài được xây dựng cùng thời điểm với kinh thành Huế. Trong lịch sử, Kỳ Đài là nơi ghi dấu những sự kiện, sự thay đổi quan trọng trong thể chế chính quyền và các vua chúa ở Huế.

Kỳ Đài khi nhìn từ xa
Kỳ Đài khi nhìn từ xa

>>> Xem thêm: Ghé thăm chùa Phật đứng Huế – Kiệt tác kiến trúc Phật giáo

Du lịch Kinh thành Huế có gì hấp dẫn?

Đến Kinh thành Huế, bạn sẽ ngạc nhiên về giá trị, văn hóa của đất nước từ hơn 100 năm về trước. Những câu chuyện lịch sử, những báu vật quý giá sẽ giúp bạn có thêm nhiều kỉ niệm thú vị trong chuyến du lịch đến Huế.

Những kiệt tác nghệ thuật tinh xảo

Khi ghé thăm Kinh thành Huế, du khách sẽ được ngắm nhìn những công trình kiến trúc được chạm trổ một cách công phu, tinh tế. Đồng thời, du khách cũng được trải nghiệm không gian trình diễn nghệ truyền thống tại phủ Nội Vụ. Không gian này được tôn tạo và phục dựng để giới thiệu du khách về các ngành nghề truyền thống thời kỳ nhà Nguyễn.

Chiêm ngưỡng những kiệt tác tinh xảo
Chiêm ngưỡng những kiệt tác tinh xảo

Tìm hiểu về các sự kiện lịch sử

Dịch vụ trải nghiệm thực tế ảo VR mang đến cho du khách cơ hội khám phá các sự kiện lịch sử quan trọng thông qua hình ảnh sinh động hiển thị ngay trước mắt. Đây là những hình ảnh về các hoạt động và nghi lễ hàng ngày trong hoàng cung của nhà Nguyễn, đưa du khách trở về hàng trăm năm trước.

Trải nghiệm thực tế ảo
Trải nghiệm thực tế ảo

Chiêm ngưỡng những báu vật lịch sử quý giá

Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế thành lập từ năm 1923 và nằm ngay bên trong khu vực thành Nội, là điểm đến hấp dẫn cho du khách. Tại đây, bạn sẽ được khám phá nhiều loại cổ vật có giá trị lịch sử như đồ gốm, sứ, đồng, đá, sừng… được trưng bày rất tinh tế. Các đồ vật này là những hiện vật mang đậm dấu ấn của thời gian, giúp bạn hiểu sâu hơn về kiến trúc và nghệ thuật thời phong kiến.

Chiêm ngưỡng báu vật quý giá
Chiêm ngưỡng báu vật quý giá

Thưởng thức nhã nhạc cung đình Huế

Nhã nhạc cung đình Huế hấp dẫn du khách bằng những giai điệu ngọt ngào trên sông Hương, nơi họ có cơ hội thưởng thức tài năng âm nhạc một cách công phu. Ngày 7/11/2003, UNESCO chính thức công nhận nhã nhạc cung đình Huế là kiệt tác di sản phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại.

Thưởng thức nhã nhạc cung đình Huế
Thưởng thức nhã nhạc cung đình Huế

Điểm độc đáo về nghệ thuật và văn hóa của cố đô Huế, đặc biệt là nhã nhạc cung đình, làm say đắm lòng du khách. Trước đây, loại nhạc này thường được trình diễn trong các dịp quan trọng như lễ đăng quang hoặc lễ băng hà của vua. Đây là một phần quan trọng trong thể loại nhạc cung đình truyền thống được bảo tồn và phát triển tại cố đô Huế.

Chụp ảnh check-in

Đây là trải nghiệm được nhiều du khách yêu thích khi đến Kinh thành ở Huế. Khu vực Hoàng thành cung cấp cho thuê trang phục và dịch vụ chụp ảnh lưu niệm để du khách hóa thân thành hoàng đế, hoàng hậu, hoàng tử, công chúa hay phi tần.

Chụp ảnh check-in tại Kinh thành Huế
Chụp ảnh check-in tại Kinh thành Huế

>>> Chia sẻ: Kinh nghiệm du lịch Bà Nà Hill từ A – Z

Kinh nghiệm khi đi du lịch Kinh thành Huế

Dưới đây là một số kinh nghiệm khi tham quan Kinh thành Huế mà bạn nên biết để chuyến đi trọn vẹn nhất:

Giá vé vào cửa

Du khách khi đến tham quan sẽ mua vé với mức giá niêm yết là: 200.000 đồng/lượt (người lớn); 40.000 đồng/lượt (trẻ em 6-12 tuổi). Kinh thành mở cửa từ 07:00 đến 17:00 hằng ngày. Du khách nhớ sắp xếp lịch trình để có đủ thời gian trải nghiệm nhé.

Trang phục

Vì phải di chuyển khá nhiều nên bạn cần nhớ mặc quần áo thoải mái. Đây là di tích lịch sử với nhiều lăng mộ, cung điện. Trang phục bạn mặc phải lịch sự, gọn gàng, phù hợp với tính chất của di tích. Đặc biệt ở những khu vực thờ cúng, bạn tuyệt đối không được mặc những trang phục phản cảm, hở hang như quần short, váy ngắn,…

Bạn nên mang áo quần trang nhã, gọn gàng
Bạn nên mang áo quần trang nhã, gọn gàng

Thời điểm đẹp nhất trong năm để tham quan

Thời tiết Huế chủ yếu có hai mùa là mùa khô và mùa mưa rõ rệt. Mùa khô kéo dài từ tháng 3 đến tháng 8, thời tiết lúc này nắng nóng với nhiệt độ khoảng 35 – 40 độ C. Từ tháng 8 đến tháng 1 là mùa mưa ở Huế, nhiệt độ dao động từ 18 – 20 độ C. Đặc biệt, vào mùa xuân từ tháng 1 – tháng 2, thời tiết được coi là đẹp nhất, nắng ấm, không khí mát mẻ và đêm se lạnh.

Bạn nên đi vào khoảng tháng 1 - tháng 2
Bạn nên đi vào khoảng tháng 1 – tháng 2

Một số điều cần lưu ý

  • Tuân thủ nội quy tham quan: Bạn nên tuân thủ nghiêm ngặt nội quy, quy định tại mỗi điểm tham quan như: không chạm vào hiện vật, không quay video, giữ vệ sinh, tránh gây ồn ào và không vui chơi ở những nơi uy nghiêm, linh thiêng,…
  • Tham khảo bản đồ: Hãy đọc trước bản đồ, xác định rõ lộ trình và các điểm tham quan để không tốn nhiều thời gian di chuyển.
Nhớ tham khảo bản đồ trước nhé!
Nhớ tham khảo bản đồ trước nhé!

Cung điện nguy nga, lăng mộ hùng vĩ hay danh lam thắng cảnh lịch sử. Tất cả tạo nên vẻ đẹp riêng cho vùng đất Huế. Hy vọng những giới thiệu chi tiết về Kinh thành Huế của Tour Bà Nà sẽ giúp bạn có một chuyến du lịch khám phá trọn vẹn những di tích, văn hóa cố đô.

>>> Xem thêm: Tour Bà Nà Hill 1 ngày giá rẻ chỉ từ 950K

Rate this post
Bài viết liên quan