Đại Nội Huế – Di sản văn hóa mang đậm dấu ấn lịch sử cố đô

Thành phố Huế gây ấn tượng với nhiều người bởi vẻ đẹp bình yên, dịu dàng. Không những vậy, đây còn là vùng đất ghi đậm dấu ấn lịch sử thời nhà Nguyễn. Trong đó, Đại Nội Huế chính là địa điểm mà bất cứ ai đến Huế cũng muốn ghé tham quan một lần. Hãy cùng Tour Bà Nà Hills tìm hiểu kinh nghiệm khám phá chi tiết nhé!

Đôi nét về Đại Nội Huế

  • Địa chỉ: Đường 23/8, phường Thuận Hòa, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế

Nằm ven bờ sông Hương thơ mộng, Đại Nội Huế thuộc di tích Quần thể Cố đô Huế từ thời nhà Nguyễn. Tọa lạc tại trung tâm thành phố Huế nên việc di chuyển đến đây không phải là khó khăn. Bạn có thể lựa chọn phương tiện cá nhân hoặc sử dụng các dịch vụ như xích lô, xe ôm, xe taxi.

Đại Nội Huế thuộc di tích Quần thể Cố đô Huế
Đại Nội Huế thuộc di tích Quần thể Cố đô Huế

Được xây dựng từ đầu thế kỉ XX, Đại Nội Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa Thế giới từ năm 1993. Đây là nơi sinh hoạt và diễn ra các hoạt động của vua chúa triều đình nhà Nguyễn.

Đại Nội Huế là công trình với quy mô lớn nhất trong lịch sử Việt Nam, quá trình xây dựng kéo dài nhiều năm với sự đóng góp của hàng vạn người. Họ cùng nhau lấp sông, đào hào, đắp thành bằng những khối đất đá khổng lồ hàng triệu mét khối. Khi ghé thăm quần thể di tích Đại Nội Huế, bạn sẽ khám phá hàng trăm công trình lộng lẫy. Với vẻ đẹp tráng lệ và kiến trúc độc đáo, nơi này hứa hẹn mang lại cho bạn những trải nghiệm thú vị.

Lịch sử hình thành Đại Nội Huế

Năm 1803, khi vua Gia Long lên ngôi, ông nhận thấy Huế là vùng đất thanh bình, phong cảnh hữu tình bên dòng sông Hương thơ mộng. Vua Gia Long đã chọn vùng đất này là vùng đất làm cố đô của triều đình nhà Nguyễn. Sau 30 năm xây dựng, công trình mới chính thức được hoàn thành trọn vẹn.

Lịch sử hình thành Đại Nội Huế
Lịch sử hình thành Đại Nội Huế

Với diện tích hơn 500 ha và 10 cửa chính, Đại Nội Huế bao gồm nhiều công trình kiến trúc ấn tượng như cung điện, đền điện và những công trình khác. Mỗi công trình đều mang dấu ấn nghệ thuật riêng biệt, chứa đựng nhiều câu chuyện lịch sử. Đặc biệt, Đại Nội Huế hướng mặt về phía Nam, điều này có ý nghĩa triều đình Nguyễn mong cho đất nước luôn thịnh vượng, an lành, đồng thời thể hiện sự tôn kính đối với thiên nhiên.

Hướng dẫn cách di chuyển đến khu Đại Nội Huế

Để di chuyển đến Đại Nội Huế, du khách có thể tham khảo những thông tin hữu ích được Tour ghép Bà Nà chia sẻ dưới đây.

Di chuyển đến Huế

Để di chuyển đến Huế, có rất nhiều phương tiện khác nhau để du khách lựa chọn như: máy bay, tàu hỏa, xe khách. Trong đó, máy bay là phương tiện được nhiều du khách ở xa như Hà Nội, Hồ Chí Minh lựa chọn. Nếu muốn tiết kiệm chi phí hơn, du khách có thể chọn tàu hỏa hoặc xe khách. Tuy nhiên thời gian di chuyển bằng các phương tiện này cũng lâu hơn.

Sau khi đã đến sân bay/ga tàu/bến xe Huế, du khách có thể chọn 2 cách để di chuyển vào trung tâm thành phố bằng xe trung chuyển hoặc taxi.

Di chuyển đến Huế bằng tàu hỏa
Di chuyển đến Huế bằng tàu hỏa

Di chuyển đến Đại Nội Huế

Vì địa điểm này nằm gần trung tâm thành phố Huế nên đường đi rất thuận tiện. Nếu du khách muốn vừa di chuyển vừa ngắm nhìn khung cảnh nên thơ, nên lựa chọn thuê xe đạp hoặc xe xích lô. Tuy nhiên, nếu bạn đi cùng gia đình có thêm con nhỏ thì taxi sẽ là phương tiện phù hợp nhất. Nhiều bạn trẻ lại chọn thuê xe máy vì giá thành hợp lý và dễ di chuyển đến các địa danh khác trong thành phố.

Xuất phát từ trung tâm thành phố, bạn đi dọc bờ nam sông Hương để đến cầu Phú Xuân hoặc cầu Trường Tiền. Sau đó đi qua đường Bạch Hổ, tiếp tục đi theo đường Quảng Đức để tới Đại Nội Huế.

Giá vé tham quan Đại Nội Huế

Khi đến Đại Nội, bạn cần mua vé ở gần cổng vào. Giá vé tham quan hiện tại là:

  • Người lớn: 200.000 VNĐ/người
  • Trẻ em (từ 7 – 12 tuổi): 40.000 VNĐ/người
  • Trẻ em (dưới 6 tuổi): miễn phí
Đại Nội mở cửa các ngày trong tuần
Đại Nội mở cửa các ngày trong tuần

Giờ mở cửa tham quan Đại Nội:

  • Mùa hè: 06:30 – 17:30 (từ thứ Hai đến Chủ Nhật)
  • Mùa đông: 07:00 – 17:00 (từ thứ Hai đến Chủ Nhật)

Xem thêm: Bảng giá vé Bà Nà Hills mới nhất

Các khu vực kiến trúc tại Đại Nội

Đại Nội Huế là hệ thống cung điện đồ sộ với 2 khu vực chính là Tử Cấm Thành và Hoàng thành. Trong đó, Hoàng thành Huế là vòng thành thứ, Tử Cấm Thành là khu vực trong cùng của Kinh thành Huế. Bên trong 2 khu vực chính này bao gồm nhiều khu vực kiến trúc khác mà bạn không nên bỏ lỡ là:

Đại Cung Môn

Đây là công trình được xây dựng bởi vua Minh Mạng vào năm 1833. Đại Cung Môn là cổng chính của Tử Cấm Thành, gồm 3 cửa và 5 gian, trong đó cửa chính chỉ dành cho vua, thể hiện sự phân chia địa vị của vua trong triều đại Nguyễn. Cổng này hoàn toàn được làm từ gỗ, với phần ngói hoàng lưu ly lợp ở phía trên. Tuy nhiên, công trình đã bị phá hủy trong chiến tranh và hiện đang trong quá trình phục dựng.

Đại Cung Môn
Đại Cung Môn là cổng chính của Tử Cấm Thành

Tả Vu và Hữu Vu

Tả Vu và Hữu Vu là hai công trình được xây dựng vào năm 1819, trong triều đại của vua Gia Long thứ 18. Hai công trình này nằm bên trái của điện Cần Chánh trong Kinh thành Huế. Tả Vu và Hữu Vu đóng vai trò quan trọng trong việc phân chia và tổ chức công việc trong triều đại Nguyễn. Tả Vu được thiết kế để phục vụ quan văn, trong khi Hữu Vu được dành riêng cho quan võ. Đây là cách thức thể hiện sự phân công công việc giữa hai nhóm quan chức quan trọng trong triều đại.

Tả Vu và Hữu Vu được xây dựng vào năm 1819
Tả Vu và Hữu Vu được xây dựng vào năm 1819

Cả Tả Vu và Hữu Vu đều đóng vai trò quan trọng, là nơi các quan chức chuẩn bị các nghi lễ và hoạt động quan trọng trước khi vào triều đình. Đồng thời, những công trình này cũng là nơi làm việc của cơ mật viện, nơi quản lý và lưu trữ các tài liệu quan trọng.

Ngoài ra, Tả Vu và Hữu Vu còn là nơi tổ chức các sự kiện văn hóa quan trọng như thi đình hay yến tiệc. Nơi này mang đến không gian trang trọng và tôn nghiêm để đón tiếp quan khách và tổ chức các sự kiện quan trọng trong triều đại Nguyễn.

Cung Diên Thọ

Cung Diên Thọ được biết đến là nơi ở của Thái Hoàng Thái hậu và Hoàng Thái hậu thời nhà Nguyễn, là một quần thể kiến trúc đặc biệt trong Kinh thành Huế.

Cung Diên Thọ bao gồm hơn 10 công trình quan trọng, được bố trí trong khuôn viên có tường bao quanh hình chữ nhật rộng tới 15 ha. Đây là không gian rộng lớn, được thiết kế nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt và làm việc của Thái Hoàng Thái hậu và Hoàng Thái hậu.

Cung Diên Thọ bao gồm hơn 10 công trình quan trọng
Cung Diên Thọ bao gồm hơn 10 công trình quan trọng

Trong cung Diên Thọ có một số công trình nổi bật và đáng chú ý. Chính điện của cung Diên Thọ là tòa nhà chính, nơi diễn ra các nghi lễ, sự kiện quan trọng. Nhà tả Trà được coi là nơi nghỉ ngơi và thưởng thức trà của hoàng hậu. Còn lầu Tịnh Minh là nơi thực hiện các nghi lễ tâm linh. Khương Ninh và Tạ Trường Du là những công trình được sử dụng làm nơi làm việc và sinh hoạt.

Nhờ sự phong phú về kiến trúc và thiết kế, Cung Diên Thọ tạo nên một không gian trang nghiêm, lộng lẫy, thể hiện quyền lực của Thái Hoàng Thái hậu và Hoàng Thái hậu. Đây là điểm đến nổi tiếng trong hành trình khám phá Đại Nội Huế, nơi du khách có thể hiểu rõ hơn về cuộc sống cũng của các hoàng hậu thời nhà Nguyễn.

Điện Cần Chánh

Điện Cần Chánh trước đây là nơi vua tiếp đón sứ bộ, tổ chức tiệc tùng vào dịp khánh hỷ. Cung điện Cần Chánh cũng là nơi diễn ra những buổi Thượng triều vào ngày 5, 10, 20, 25 âm lịch. Đây được xem là công trình kiến trúc đẹp nhất của Tử Cấm Thành với nền đài cao, kết cấu gỗ được chạm khắc công phu. Phía trước điện là sân Bái Mạng, nơi các quan tập hợp để vào chầu vua.

Điện Cần Chánh là nơi vua tiếp đón sứ bộ, tổ chức tiệc tùng
Điện Cần Chánh là nơi vua tiếp đón sứ bộ, tổ chức tiệc tùng

Thái Bình Lâu

Thái Bình Lâu là phần quan trọng của khu Tử Cấm Thành, nơi vua thường xuyên đọc sách, viết văn và sáng tác thơ trong những khoảnh khắc rảnh rỗi. Công trình này khởi công xây dựng từ năm 1919 và hoàn thành vào năm 1921 dưới thời vua Khải Định.

Thái Bình Lâu là nơi vua đọc sách, viết văn
Thái Bình Lâu là nơi vua đọc sách, viết văn

Thái Bình Lâu bao gồm tiền sảnh, chính doanh và hậu doanh, được kết nối với nhau qua hai máng thoát nước. Phía trước của tòa nhà mang dấu ấn của vua Khải Định với khắc chữ “Thái Bình Lâu”, hai bên là hai bài văn do vua ngự chế.

Kiến trúc đặc biệt của Thái Bình Lâu là ở chính doanh, ngôi nhà 2 tầng có chiều cao lên đến 9.55m. Mái của tòa nhà được làm bằng ngói âm dương tráng men vàng, tượng trưng cho Ngũ Phúc. Hai bên nóc được trang trí với hình ảnh hồi long, tạo nên diện mạo uy nghi và trang trọng cho công trình.

Ngọ Môn Huế

Cổng Ngọ Môn hay còn được gọi là Cửa Ngọ Môn, là công trình đồ sộ với các đường nét hoa văn chạm khắc tinh xảo. Không chỉ là lối ra Đại Nội Huế, Cổng Ngọ Môn còn được thiết kế nhiều lớp bảo vệ và hệ thống hào xung quanh. Qua hơn 2 thế kỷ, chứng kiến các biến cố lịch sử, nơi này đã trở thành một kiệt tác kiến trúc cổ, được ghi lại trong sử sách dân tộc.

Cổng Ngọ Môn hướng về phía Nam của kinh thành
Cổng Ngọ Môn hướng về phía Nam của kinh thành

Cổng Ngọ Môn hướng về phía Nam của kinh thành, tầm nhìn hướng ra dòng sông Hương thơ mộng. Cổng bao gồm 5 cửa, trong đó cửa chính ở giữa dành cho vua, 2 cổng bên cạnh dành cho quan văn và quan võ. Hai cổng ngoài cùng dành cho binh lính và động vật như voi, ngựa theo hầu vua. Phía trên cổng là Lầu Ngũ Phụng, được xây từ gỗ lim chắc chắn. 

Du khách khi đến đây sẽ ngỡ ngàng trước 9 bộ mái được chế tác tinh xảo, trong đó, mái giữa được lợp màu vàng, còn 8 mái xung quanh là màu xanh. Dưới thời nhà Nguyễn, Lầu Ngũ Phụng là nơi tổ chức các lễ lớn của hoàng tộc. 

Điện Thái Hòa

Điện Thái Hòa là công trình quan trọng và tuyệt đẹp trong quần thể di tích Đại Nội Huế, là nơi tổ chức các đại lễ và cuộc họp đại triều. Đây là khu vực trọng yếu, chỉ dành cho Vua, hoàng thân quốc thích và các đại thần.

Điện Thái Hòa là nơi tổ chức các đại lễ và cuộc họp đại triều
Điện Thái Hòa là nơi tổ chức các đại lễ và cuộc họp đại triều

Cấu trúc chính của Điện Thái Hòa bao gồm Chính điện và Tiền điện. Chính điện có 5 gian và 2 chái, đóng vai trò là nơi diễn ra các sự kiện quan trọng và cuộc họp triều đình. Tiền điện có 7 gian và 2 chái, là nơi tiếp đón các quan khách và tổ chức các buổi tiệc lớn. Điện Thái Hòa được xây dựng theo kiểu nhà kép, các mái nhà chồng lên nhau và các nhà nối liền nhau. Diện tích của Điện Thái Hòa lên đến hơn 1.3 ha, tạo nên không gian rộng lớn và tráng lệ.

Kỳ đài Huế

Kỳ đài Huế bao gồm đài cờ và cột cờ. Phần đài cờ là 3 tầng chóp cụt chồng lên nhau, chiều cao từ 5,5m đến 6m. Tổng chiều cao của cột cờ 17,5m. Kỳ đài được trang trí bằng gạch hoa và có cả hệ thống thoát nước mưa. Bên trái kỳ đài có lối nhỏ để lên cao, mỗi tầng sẽ có lan can cao 1m. Kỳ đài Huế là điểm check-in không thể bỏ qua khi đi du lịch Đại Nội Huế, kiến trúc độc đáo và tinh tế.

Kỳ đài Huế bao gồm đài cờ và cột cờ
Kỳ đài Huế bao gồm đài cờ và cột cờ

Đại Nội Huế có gì đáng trải nghiệm?

Nếu bạn chưa biết đi Đại Nội có gì chơi thì hãy để Tour Bà Nà Hills bật mí cho bạn nhé. Những hoạt động dưới đây sẽ giúp cho chuyến đi của bạn trọn vẹn hơn!

Chụp ảnh check-in

Kiến trúc cổ kính, oai nghiêm của Đại Nội sẽ là “background” hoàn hảo cho ra những bức hình đẹp nhất. Ngoài ra, du khách có thể thuê trang phục cổ trang cung đình tại khu vực nhà Hữu Vu để hóa thân thành người của hoàng cung. 

Chụp ảnh check-in ở Đại Nội
Chụp ảnh check-in với cổ phục ở Đại Nội

Trải nghiệm ngồi xích lô

Một trải nghiệm vô cùng thú vị khi đến Huế mà bạn nhất định phải thử đó là thuê xích lô để tham quan khu vực Đại Nội. Xích lô lựa chọn hợp lý cho những ai lười đi bộ hoặc mệt mỏi vì đã phải đi bộ quá nhiều trong một khu vực rộng lớn như vậy của Kinh thành Huế. Đây cũng là cách để du khách tiết kiệm thời gian mà vẫn có thể khám phá hết vẻ đẹp của các công trình.

Trải nghiệm ngồi xích lô
Trải nghiệm ngồi xích lô

Giá đi xích lô cũng rất rẻ, dao động từ 30.000 – 50.000 đồng/chuyến. Thuê xích lô để di chuyển, bạn không lo bị lạc mà còn thoải mái khám phá và còn giúp bảo vệ môi trường.

Tham quan hệ thống lăng tẩm

Trong Kinh Thành Huế, có vô số địa điểm thú vị để tham quan, bao gồm các lăng tẩm Huế, cung điện của vua và hoàng tộc cùng các đền đài. Du khách có thể dễ dàng khám phá và tìm hiểu về nét đẹp và lịch sử của những di tích tại Đại Nội Huế. Các lăng tẩm, cung điện, và đền đài không chỉ là những kỳ quan kiến trúc, mà còn là nơi lưu giữ những di sản văn hóa và nghệ thuật tuyệt vời của triều đại Nguyễn. Việc tham quan những công trình này giúp du khách hiểu rõ hơn về nét đẹp tinh tế, sự phồn thịnh của một thời kỳ lịch sử.

Tham quan hệ thống lăng tẩm
Tham quan hệ thống lăng tẩm

Đồng thời, kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa, nghệ thuật của triều đại Nguyễn là trách nhiệm của con cháu đời sau. Việc bảo tồn và tôn vinh những di tích lịch sử này giúp truyền đạt giá trị văn hóa cho thế hệ mai sau, đồng thời để Đại Nội trở thành một địa điểm du lịch lý tưởng.

Chiêm ngưỡng Đại Nội về đêm

Ban đêm là thời điểm lý tưởng để trải nghiệm vẻ đẹp quyến rũ của Đại Nội Huế, các ánh đèn thắp sáng như tô điểm thêm cho không gian lung linh đầy màu sắc. Đặc biệt, khu vực trước cổng thành trở nên sống động và tấp nập với những người đi dạo, tận hưởng không khí mát mẻ và hòa mình vào khung cảnh cổ xưa.

Chiêm ngưỡng Đại Nội về đêm
Chiêm ngưỡng Đại Nội về đêm

Cảnh vật về đêm tại Đại Nội được kỳ diệu hóa bởi ánh đèn điện, tạo nên bức tranh lộng lẫy. Khu vực này được mô tả như cổ trấn cổ kính đặc biệt là giữa lòng Huế mộng mơ. Ban đêm là thời điểm để ngắm nhìn vẻ đẹp lịch sử và là cơ hội để du khách trải nghiệm không khí yên bình, lãng mạn của thành phố này.

Xem biểu diễn âm nhạc cung đình tại Duyệt Thị Đường

Thưởng thức Nhã nhạc cung đình Huế trong không gian cổ kính Duyệt Thị Đường là trải nghiệm mà bạn không nên bỏ lỡ khi có dịp đến Kinh thành Huế. Các tiết mục được dàn dựng công phu và trình diễn trong khoảng 35 phút. Vở diễn tạo sức hút hấp dẫn đặc biệt nhờ nét nghệ thuật độc đáo trong không gian kiến trúc cung đình lộng lẫy.

Xem biểu diễn âm nhạc cung đình tại Duyệt Thị Đường
Xem biểu diễn âm nhạc cung đình tại Duyệt Thị Đường

Hòa trong không khí Festival Huế sôi động

Đại Nội được chọn là nơi diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi trong tuần lễ Festival Huế. Chương trình mang đến cho du khách nhiều trải nghiệm độc đáo qua các hoạt động tìm hiểu văn hóa, lịch sử và các tiết mục văn nghệ đặc sắc như: Chương trình khai mạc lễ hội, Đêm Cung Đình, lễ Ban Sóc, Tết Cung đình,… Đây là những cơ hội g để bạn hòa mình vào nhịp sống náo nhiệt, không gian sôi động và có nhiều trải nghiệm thú vị trong chuyến du lịch.

Hòa trong không khí Festival Huế sôi động
Hòa trong không khí Festival Huế sôi động

Ghé cung Diên Thọ thưởng trà

Đến với cung Diên Thọ, bạn có thể dừng chân tại vườn thượng uyển, nhâm nhi tách trà nóng và chiêm ngưỡng cảnh sắc thanh bình. Đây là một trải nghiệm vô cùng hấp dẫn tại Đại Nội Huế bởi mang đến cho nhiều du khách cảm giác thư giãn, yên bình.

Dừng chân tại cung Diên Thọ thưởng trà
Dừng chân tại cung Diên Thọ thưởng trà

Tham quan các địa điểm nổi tiếng lân cận

Sau hành trình tham quan Đại Nội Huế, bạn có thể kết hợp tham quan nhiều điểm đến nổi tiếng lân cận để hiểu rõ hơn về vùng đất cố đô và có thêm những trải nghiệm đa dạng như:

  • Chùa Thiên Mụ
  • Sông Hương
  • Cầu Trường Tiền
  • Phố đi bộ Huế
  • Chùa Thiền Lâm
  • Đồi Vọng Cảnh Huế
Du khách có thể ghé thăm sông Hương Huế gần đó
Du khách có thể ghé thăm sông Hương Huế gần đó

Đi Đại Nội Huế ăn gì ngon?

Nhắc đến Huế, chắc hẳn ai cũng biết nơi đây nổi tiếng với nền ẩm thực vô cùng phong phú. Các món ăn đặc sản Huế vừa đa dạng mà hương vị lại rất đậm đà chuẩn miền Trung khiến du khách nhớ mãi không quên. Một số món ăn mà bạn nhất định phải thử khi đến Huế là:

Cơm hến

Cơm bún hến, mặc dù là một món ăn bình dân, nhưng lại là lựa chọn ưu tiên của nhiều thực khách. Món ăn kết hợp hài hòa giữa những nguyên liệu đơn giản như cơm trắng, hến sông, bún tươi, lạc rang, rau sống, bì heo, đặc biệt là phần nước hến ngọt thanh. Mặc dù chỉ là những thành phần đơn giản nhưng khi kết hợp, cơm bún hến tạo nên hương vị đặc trưng khiến bất kỳ ai thưởng thức cũng không khỏi mê mẩn.

Bún bò Huế

Bún bò Huế là món ăn sáng nổi tiếng không còn xa lạ với người Việt Nam. Nước dùng của món ăn này đậm đà hương sả, hòa quyện với ruốc và thơm ngon từ thịt bò, cùng với hương thơm quyến rũ từ xương hầm. Điều đặc biệt khi thưởng thức bún bò ở Huế là sợi bún nhỏ, được làm từ bột gạo (bún tươi), tạo nên hương vị đặc trưng chỉ có ở Huế.

Thưởng thức món bún bò nổi tiếng khi tới Huế
Thưởng thức món bún bò nổi tiếng khi tới Huế

Bánh canh Huế

Ngoài bún bò, bánh canh cũng là một món ăn “vừa quen vừa lạ” mà bạn không thể bỏ qua khi đến Đại Nội Huế. Nước lèo của bánh canh có màu đỏ đặc trưng, được nấu từ gạch tôm và cua, tạo nên hương vị ngọt thanh tự nhiên, với chút màu dầu điều để làm cho món ăn trở nên bắt mắt hơn.

Các loại bánh

Đến Huế, bạn sẽ khám phá nhiều món bánh ngon mà hương vị không ở đâu có được. Mỗi loại bánh có thể khác nhau một chút về thành phần, nhưng tất cả đều được ăn với nước mắm ngọt. Giá cả phải chăng nhưng hương vị rất tuyệt vời. Bạn có thể thưởng thức các món bánh nổi tiếng như bánh bèo, bánh lọc, bánh nậm, bánh ép, bánh kẹp, bánh ít,…

Chè Huế

Một trong những món ăn vặt nổi tiếng ở Huế, được người dân địa phương và du khách yêu thích là chè Huế. Trong số những quán chè thì Chè Hẻm là quán đã có hơn 20 năm tuổi mà vẫn giữ nguyên được hương vị đặc trưng.

Khi bạn đến ăn lần đầu, chắc chắn sẽ ngạc nhiên trước cảnh hàng chục nồi chè với đủ màu sắc và hương vị đa dạng. Một số món chè được ưa chuộng bao gồm chè đậu ngự, chè chuối khoai môn, chè bột lọc heo quay, chè hạt sen, chè bông cau. Tất cả các loại chè đều được ăn với nước cốt dừa tạo nên hương vị hấp dẫn không thể cưỡng.

Chè Huế - Món ăn vặt nổi tiếng
Chè Huế – Món ăn vặt nổi tiếng

Lựa chọn địa điểm lưu trú khi đến Huế

Để thuận tiện cho chuyến du lịch tham quan Đại Nội cũng như các địa điểm du lịch khác, du khách nên chọn nơi lưu trú ở trung tâm thành phố. Nổi bật như:

  • Beaulieu Boutique: 15 Phạm Ngũ Lão, Huế
  • Eva Homestay Huế: 14/10 Bến Nghé, Huế
  • Charming Riverside Hotel: 5/27 Nguyễn Sinh Cung, Huế
  • Moonlight Huế: 20 Phạm Ngũ Lão, Huế
  • Mường Thanh Holiday Huế: 38 Lê Lợi, Huế
Du khách nên chọn lưu trú ở trung tâm thành phố
Du khách nên chọn lưu trú ở trung tâm thành phố

Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Bà Nà Hill tự túc

Kinh nghiệm đi du lịch Đại Nội Huế mà bạn cần nắm

Đại Nội Huế là quần thể di tích nổi tiếng thu hút khách du lịch quanh năm. Tuy nhiên không phải ai cũng có kinh nghiệm đi du lịch nơi đây một cách trọn vẹn. Vì vậy Tour Bà Nà Hills sẽ chia sẻ đến bạn một số kinh nghiệm sau.

Thời gian phù hợp để đi Đại Nội Huế

  • Mùa xuân: Mùa xuân từ tháng 1 đến tháng 3 là thời điểm lý tưởng nhất để du lịch Huế. Cảnh vật xung quanh trở nên tinh khôi và trữ tình, thời tiết mát mẻ và trong lành.
  • Mùa lễ hội: Từ tháng 4 đến tháng 6 là mùa lễ hội, khi nhiều sự kiện diễn ra. Tham quan vào thời điểm này, bạn sẽ được chứng kiến những lễ hội rực rỡ, những chương trình biểu diễn truyền thống và trải nghiệm nét đẹp của cố đô.
  • Mùa mưa: Nếu bạn lựa chọn đi vào mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, hãy lưu ý rằng việc di chuyển và tham quan Đại Nội Huế có thể gặp khó khăn do thời tiết ẩm ướt và mưa nhiều. Theo kinh nghiệm của nhiều du khách, khoảng thời gian này không lý tưởng lắm để bạn đi du lịch Huế.
Tháng 1 - 3 là thời điểm lý tưởng đi Đại Nội
Tháng 1 – 3 là thời điểm lý tưởng đi Đại Nội

Những lưu ý khi tham quan Đại Nội Huế

  • Cố đô Huế rất rộng lớn và có nhiều địa điểm du lịch mà bạn không thể bỏ lỡ, vì vậy bạn nên chuẩn bị theo bản đồ và nắm rõ sơ đồ các khu vực để tránh bị lạc.
  • Bạn phải di chuyển nhiều nên hãy chọn những trang phục nhẹ nhàng, dễ di chuyển, đồng thời lịch sự và không phản cảm khi đến đây.
  • Trong quá trình tham quan, hãy tuân thủ các quy định của Đại Nội Huế.
  • Mỗi du khách đến đây hãy nhớ giữ gìn vệ sinh chung và không vứt rác bừa bãi.
Những lưu ý khi tham quan Đại Nội Huế
Những lưu ý khi tham quan Đại Nội Huế

Đại Nội Huế là lựa chọn tuyệt vời cho bạn khi ghé thăm vùng đất cố đô. Hành trình tham quan sẽ giúp bạn hiểu hơn về đời sống, kiến trúc cung đình thời xưa. Đồng thời bạn được tham gia nhiều hoạt động trải nghiệm đáng nhớ tại vùng đất này.

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết liên quan