7 khu lăng tẩm Huế thờ vua Nguyễn có kiến trúc độc đáo nhất

Nhắc đến Huế, người ta sẽ nghĩ ngay đến những kiến trúc cổ kính, uy nghiêm. Bởi đây là nơi chôn cất các vị vua, chúa và hoàng tộc triều đình nhà Nguyễn. Vậy lăng tẩm Huế có gì đặc biệt mà lại nổi tiếng đến vậy? Hãy cùng Bà Nà Hill Tour khám phá ngay nhé.

Nét đặc biệt của lăng tẩm Huế

Triều Nguyễn tồn tại từ năm 1802 đến 1945 và trải qua 13 triều đại với các vị vua khác nhau. Hầu hết các lăng tẩm Huế được xây dựng khi vị vua còn trị vì. Với chủ đề nghệ thuật và kiến trúc do vua duyệt và giám sát thi công. Tất cả các khu lăng Huế đều được xây dựng và quy hoạch theo nguyên tắc phong thủy phương Đông. Đặc biệt, “Huyền cung” phải đặt vị trí chính xác trên long mạch.

Các lăng tẩm quy hoạch theo phong thủy phương Đông
Các lăng tẩm quy hoạch theo phong thủy phương Đông

7 khu lăng ở Huế nằm một vùng riêng biệt ở phía Tây của kinh thành Huế. Sở dĩ đặt ở phía Tây bởi theo quan điểm xưa, khi vua qua đời, vua cùng mặt trời sẽ đi về phía Tây để yên giấc ngàn thu. Khu vực này cũng được chọn vì có sông Hương chảy qua, tạo không khí yên bình và thơ mộng.

Khung cảnh bình yên và thơ mộng
Khung cảnh bình yên và thơ mộng

Khu vực tẩm có thể được xem như một loại hoàng cung hay hành cung thứ hai của vị vua đương nhiệm. Do đó, mỗi lăng tẩm ở Huế không chỉ là nơi yên bình để an nghỉ cho nhà vua đã qua đời. Mà còn là một “Hoàng cung” tại thế giới bên kia, nơi họ trở về để bắt đầu cuộc sống mới. Với quan niệm về sự sống và cái chết như vậy, khi còn sống và tại vị, mỗi vị vua Nhà Nguyễn đều ấp ủ ý nghĩa xây dựng lăng tẩm cho chính mình. Kiến trúc của lăng tẩm Huế mang đặc điểm ngôn ngữ riêng, chứa đựng ý nghĩa sâu sắc về tôn nghiêm và vị thế của nhà vua.

Vì sao chỉ có 7 lăng tẩm Huế trong khi có đến 13 vị vua?

Triều Nguyễn có đến 13 vị vua, tuy nhiên do lịch sử phức tạp nên hiện chỉ có 7 khu lăng tẩm của những vị vua này còn tồn tại: lăng Gia Long, Thiệu Trị, Minh Mạng, Dục Đức, Tự Đức, Đồng Khánh và Khải Định.

Tuy có 13 vị vua nhưng chỉ có 7 khu lăng tẩm
Tuy có 13 vị vua nhưng chỉ có 7 khu lăng tẩm

Có thể kể đến một số nguyên nhân như:

  • Khôi phục hệ thống lăng mộ: Sau khi hệ thống lăng của các chúa và phi tần bị hủy hoại trong thời Tây Sơn. Các vị vua từ Gia Long trở đi mới bắt đầu xây dựng lăng tẩm cho chính mình.
  • Tìm kiếm đất đẹp và long mạch vượng: Việc tìm kiếm vùng đất phù hợp, có long mạch vượng và hình thế đẹp mất rất nhiều thời gian. Ví dụ, theo tư liệu lịch sử, vua Minh Mạng đã mất đến 14 năm để tìm được đất đẹp để xây lăng cho mình.
  • Liên kết với long mạch: Vì lăng mộ thường được liên kết với long mạch, vua chỉ chọn những nơi có long mạch tốt để xây lăng. Nhiều lăng tẩm thậm chí được xây sát nhau. Chẳng hạn, khu lăng Tự Đức có tới 3 khu lăng tẩm khác nhau để an táng vua Tự Đức, vua Kiến Phúc và hoàng hậu Võ Thị Duyên.
  • Một khu lăng nhưng có nhiều vị vua: Một số lăng mộ như lăng vua Dục Đức còn là nơi an nghỉ của nhiều vị vua khác. Như vua Dục Đức, vua Thành Thái và vua Duy Tân.
  • Quy trình và thời gian xây dựng: Quá trình xây dựng lăng mộ kéo dài và tốn nhiều thời gian, bao gồm nhiều bước như: tìm đất, vẽ bản đồ và xác định vị trí, chuẩn bị vật liệu và nhân công, vận chuyển vật liệu và xây dựng, tổ chức lễ sơn thần và thổ thần, cải tạo và trùng tu.

>>> Có thể bạn quan tâm: Kinh nghiệm đi Bà Nà Hill tự túc A-Z

Tham quan 7 lăng tẩm ở Huế – Nơi an nghỉ của các vị vua triều Nguyễn

Các lăng tẩm Huế đã đạt đến đỉnh cao nghệ thuật kiến trúc. Mỗi một lăng là một quan niệm về sự sống, cái chết, triết lý sâu sắc về cuộc đời.

Bề thế lăng vua Gia Long

  • Địa chỉ: Núi Thiên Thọ Sơn, thôn Định Môn, X. Hương Thọ, H. Hương Trà, TP. Huế

Khi nhắc đến lăng tẩm Huế, lăng Gia Long là một điểm đến đặc biệt không thể bỏ qua. Lăng Gia Long mất 6 năm để hoàn thành với chu vi lên đến 12.000 mét vuông. Nằm trong quần thể quần sơn Đại Thiên Thọ, nó còn được biết đến với tên Thiên Thọ Lăng.

Lăng vua Gia Long
Lăng vua Gia Long

Lăng vua Gia Long được bao quanh bởi những ngọn núi hùng vĩ, với ngọn Đại Thiên Thọ bảo vệ phía trước và 28 dáng núi nhỏ bao quanh. Không gian xung quanh lăng xanh mát và yên bình nhưng vẫn cảm nhận được sự trang nghiêm, uy nghi của vị vua đầu tiên của nhà Nguyễn.

Lăng được chia thành 3 khu vực chính: Lăng tẩm của vua và hoàng hậu ở vị trí trung tâm; điện Minh Thành bên phải để thờ phụng vua và hoàng hậu; một tấm bia khắc ghi lời vua Minh Mạng ở bên trái.

Lăng Thiệu Trị yên bình

  • Địa chỉ: làng Cư Chánh, X. Thủy Bằng, H. Hương Thuỷ

Trái ngược với cảm giác nghiêm trang, uy nghi của lăng Gia Long, lăng Thiệu Trị mang đến cho du khách không gian gần gũi quen thuộc. Mặc dù chỉ mất chưa đầy một năm để xây dựng, nhưng lăng Thiệu Trị vẫn gây ấn tượng với khách tham quan bởi kiến trúc đẹp mắt, tinh tế và đầy tính thẩm mỹ. 

Lăng Thiệu Trị yên bình
Lăng Thiệu Trị yên bình

Nơi đây được cho là sự giao thoa giữa vẻ đẹp của lăng Gia Long và lăng Minh Mạng. Khu lăng Huế này là kết quả của sự nghiên cứu kỹ lưỡng của vua Thiệu Trị về lăng tẩm của 2 vị vua trước. Nhằm xây dựng nơi an nghỉ hoàn hảo cho chính mình.

Lăng Khải Định giao thoa kiến trúc Đông – Tây

  • Địa chỉ: núi Châu Chữ, X. Thủy Bằng, H. Hương Thủy

Lăng Khải Định là công trình độc đáo với quá trình xây dựng kéo dài đến 11 năm. Đây là nơi an nghỉ của vị vua thứ 12 của triều Nguyễn. Mặc dù không có kích thước lớn, lăng Khải Định gây ấn tượng bởi sự tinh tế và sắc sảo của kiến trúc. Kết hợp hài hòa giữa nét cổ điển phương Đông và nét hiện đại phương Tây.

Lăng Khải Định giao thoa kiến trúc Đông – Tây
Lăng Khải Định giao thoa kiến trúc Đông – Tây

Kiến trúc lăng có dạng hình khối chữ nhật với 127 bậc thang tạo nên một không gian uy nghiêm và trang trọng. Hai trụ cổng hình tháp mang đậm kiến trúc Ấn Độ, các trụ biểu xung quanh mang đặc trưng của Phật giáo phương Đông.

Những đặc điểm này tạo nên sự độc đáo và nổi bật, khiến lăng Khải Định trở thành biểu tượng trong danh sách các lăng tẩm ở Huế. Đáng chú ý nhất là Cung Thiên Định ở vị trí trung tâm, nơi chứa bức tranh “Cửu Long ẩn vân” vẫn giữ nguyên giá trị đặc sắc đến ngày nay.

Lăng Minh Mạng uy nghiêm

  • Địa chỉ: núi Cẩm Khê, xã Hương Thọ, TP. Huế

Lăng Minh Mạng được xây dựng trên đỉnh ngọn núi Cẩm Khê, là nơi giao thoa hai dòng sông Hữu Trạch và Tả Trạch. Mặc dù chỉ mất 3 năm để hoàn thành, lăng Minh Mạng vẫn được coi là một trong những kiệt tác của các lăng Huế, nổi bật bởi sự tinh tế và công phu trong thiết kế.

Lăng Minh Mạng uy nghiêm
Lăng Minh Mạng uy nghiêm

Lăng Minh Mạng có tổng cộng hơn 50 công trình chi tiết lớn và nhỏ. Các công trình sắp xếp theo trục thẳng, bắt đầu từ Đại Hồng Môn, tiếp theo là Tả Hồng Môn và Hữu Hồng Môn, khu vực sân rộng và nhiều tượng đá, cuối cùng là địa điểm an nghỉ của nhà vua.

Lăng Dục Đức đơn sơ, mộc mạc

  • Địa chỉ: P. An Cựu, TP. Huế

Lăng Dục Đức hay còn được biết đến với tên gọi An Lăng, có lẽ là một trong những lăng tẩm đơn sơ và giản dị nhất tại Kinh thành Huế. Tuy nhiên, đây lại là nơi an nghỉ của ba vị vua Dục Đức, Thành Thái và Duy Tân.

Lăng Dục Đức đơn sơ, mộc mạc
Lăng Dục Đức đơn sơ, mộc mạc

Cửa chính của lăng là cổng dạng vòm được làm bằng gạch, phía bên trong là sân Bái Đình. Tuy nhiên, sân không có các tượng gạch như những lăng tẩm khác. Sau sân là cổng dẫn vào nhà trong, trong nhà có sập thờ và án thờ. Phía cuối mới là khu lăng mộ của các vua. Trước lăng là cồn Phước Quả, và phía sau là núi Tam Thai che chắn.

Nét đẹp thơ mộng lăng Tự Đức

  • Địa chỉ: Thôn Thượng Ba, P. Thủy Xuân, TP. Huế

Lăng Tự Đức – một trong bảy lăng tẩm Huế được coi là điểm đến thơ mộng nhất trong khu vực nội thành. Khi còn sống, vua Tự Đức đã tự quyết định xây dựng lăng cho chính mình. 

Nét đẹp thơ mộng lăng Tự Đức
Nét đẹp thơ mộng lăng Tự Đức

Sau khi chọn được vị trí lý tưởng, vua đã chỉ đạo triển khai xây dựng và đặt tên cho công trình là Vạn Niên Cơ. Tuy nhiên, do những gian khổ mà nhân dân phải chịu đựng trong quá trình xây dựng, vua đã quyết định đổi tên thành Khiêm Cung (“khiêm” trong “khiêm tốn”). Khi Tự Đức qua đời, Khiêm Cung lại được đổi tên thành Khiêm Lăng.

Toàn bộ lăng bao gồm hơn 50 công trình lớn và nhỏ. Các công trình nổi bật như Vụ Khiêm Môn, điện Hòa Khiêm, Khiêm Cung Môn, điện Lương Khiêm, điện Ôn Khiêm… cuối cùng là nơi đặt mộ hoàng đế. Không gian xung quanh Khiêm Lăng tươi mới, dễ chịu và thơ mộng. Sự kết hợp của cây cỏ, tiếng hót của chim, hồ sen trăm đóa làm cho lăng tẩm Huế này trở thành một bức tranh thơ mộng, kỳ bí.

Lăng Đồng Khánh kiến trúc hài hòa, tinh xảo

  • Địa chỉ: thôn Thượng Hai, X. Thủy Xuân, TP. Huế

Khi nói đến các lăng tẩm ở Huế, không thể bỏ qua sự trang nghiêm và bề thế của lăng Đồng Khánh. Với quãng thời gian xây dựng kéo dài đến 35 năm và trải qua 4 đời vua (Đồng Khánh, Thành Thái, Duy Tân, Khải Định), lăng Đồng Khánh cuối cùng cũng được hoàn thành.

Lăng Đồng Khánh kiến trúc hài hòa, tinh xảo
Lăng Đồng Khánh kiến trúc hài hòa, tinh xảo

Lăng Đồng Khánh kết hợp phong cách kiến trúc Á – Âu, đặt mình giữa vẻ đẹp của thiên nhiên. Lăng Đồng Khánh bao gồm 20 công trình kiến trúc với nhiều kích thước khác nhau và sở hữu nhiều tượng đá nổi bật. Trong số đó, điện Ngưng Hy nổi bật với nội thất tinh tế và nhiều tác phẩm sơn mài quý giá.

Ngày nay, hệ thống lăng tẩm Huế vẫn giữ nguyên được giá trị lịch sử, nghệ thuật trang trí và lối kiến trúc tinh tế của người Việt. Mỗi lăng tẩm đều kể một câu chuyện riêng và mang đậm nét nghệ thuật, đưa du khách trở về quá khứ huyền bí.

>>> Xem thêm: Tour ghép Bà Nà 1 ngày có gì hấp dẫn?

Rate this post
Bài viết liên quan