Tham quan kiến trúc độc đáo Hội Quán Dương Thương Hội An

Hội quán Dương Thương – một trong những hội quán của người Hoa lưu giữ nhiều nét kiến trúc, văn hóa đặc trưng của mảnh đất phố Hội nhất hiện tại. Ghé thăm du lịch Hội An, nếu muốn tìm hiểu và khám phá thêm văn hóa lịch sử nước nhà thì hội quán chính là gợi ý tốt nhất cho bạn.

Giới thiệu Hội Quán Dương Thương

Trải qua hơn 300 năm, hội quán Dương Thương vẫn luôn lưu giữ được nét kiến trúc xưa. Các thông tin chi tiết về hội quán như sau:

Hội quán Dương Thương ở đâu?

Hội quán Dương Thương được xây dựng ở số 64 Trần Phú, Hội An. Nằm gần với hội quán còn có nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng khác như chùa Ông, chùa Cầu, chợ Hội An…

Hội quán Dương Thương hấp dẫn khách du lịch
Hội quán Dương Thương hấp dẫn khách du lịch

Để đến được hội quán Dương Thương, du khách phải chạy xe theo đường Huỳnh Thúc Kháng, hướng đến đường Nguyễn Thị Minh Khai. Sau đó, chạy qua chùa Cầu, rẽ vào đường Trần Phú để đến với ngã 3 Trần Phú – Hoàng Văn Thụ. Tới đây, bạn sẽ thấy hội quán. 

Nguồn gốc lịch sử hội quán Dương Thương Hội An

Dựa theo các tư liệu Hán – Nôm thì hội quán Dương Thương đã được xây dựng trong năm 1741. Hội quán được xây dựng với sự đóng góp của những thương nhân đến từ Triều Châu, Phúc Kiến, Gia ứng, Quảng Đông và Hải Nam. Hội quán đã trải qua 2 lần trùng tu lớn vào năm 1855 và 1928. 

Lần trùng tu đầu tiên, hội quán đã được đổi tên thành Trung Hoa hội quán. Tên gọi này đã được khắc trên cửa lối vào chánh điện và lưu lại cho đến tận hôm nay. Nhiều năm sau đó, hội quán đã được đổi tên thành Chùa Lễ nghi, Giang triết hội quán… Cho đến nay, hội quán vẫn là nơi được đông đảo người Hoa lui tới, giao lưu, cúng viếng và sinh hoạt

Tuổi đời của hội quán khá dài lâu
Tuổi đời của hội quán khá dài lâu

Lần trùng tu thứ 2 – 1928, hội quán đã trở thành nơi tổ chức văn hóa – học tiếng Hoa cho các con em trong gia tộc. Về cơ bản, nó vẫn luôn giữ được chức năng vốn có ban đầu. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng thể hiện được đời sống văn hóa của người Hoa ở phố Hội.

Hội Quán Dương Thương thờ ai?

Trước đây, hội quán Dương Thương là nơi thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu. Được biết, đây là vị thần được con dân người Hoa hết mực tôn trọng và thờ cúng. Người dân xem Thiên Hậu như vị thần bảo hộ của cả vùng biển, luôn che chở và bảo vệ cho họ khi ra khơi đánh bắt tôm cá. 

Ngoài vị thần này, hội quán còn thờ Thiên Lý Nhãn, Thuận Phong Nhĩ, Tài Bạch tinh quân… Đây đều là những vị thần quan trọng trong Đạo giáo cũng như thần thoại Trung Hoa.

Trải nghiệm khám phá nét độc đáo của Hội Quán Dương Thương

Hội quán không chỉ lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa độc đáo mà còn mang lối kiến trúc đặc biệt. Khi ghé thăm hội quán, rất nhiều du khách đã ngỡ ngàng và không ngừng chụp lại những điều đặc sắc ở đây.

Kiến trúc nhà tiền giảng

Nhà tiền giảng của hội quán được xây dựng với 3 gian, nhiều cột gỗ to cao. Tường của nhà tiền giảng được ghép lại bởi các tảng đá lớn, vận chuyển từ Trung Quốc sang. Chính giữa của nhà tiền giảng là cửa ra vào. Khi nhìn lên bên trên cửa, bạn sẽ thấy bức hoành khắc rõ 4 chữ Trung Hoa Hội quán. 

Cận cảnh nhà tiền giảng của hội quán
Cận cảnh nhà tiền giảng của hội quán

Hệ thống chồng rường giả thủ ở nhà tiền giảng được chạm trổ nhiều họa tiết rồng tinh vi, sắc nét. 2 nhà Đông – Tây được gọi với cái tên là Hòa Bình Môn và Bác Ái Môn. Khi đi vòng vào phía sau nhà tiện điện, bạn sẽ thấy ở đó có một khoảng sân rộng. Chúng được lát đá kỹ và trưng bày rất nhiều loại cây cảnh, hoa lá. Phía Đông  – Tây còn có 2 dãy nhà được gọi tên là Tả vu và Hữu vu. 

Trước đây, 2 nhà này thường được dùng cho mục đích chính là giảng dạy tiếng Hoa cấp sơ – trung cho con em người Hoa. Chính vì thế, người ta thường gọi khu vực này là Trung Hoa công học.

Chánh điện của hội quán

Nối tiếp phần phương đình của hội quán Dương Thương và chính điện. Chiều dài của nó là 9m và được chia làm 3 gian. Ngăn cách các gian là hệ thống cửa bằng. Kiến trúc bộ vì của chính điện hội quán được thiết kế theo kiểu chồng rường giả thủ. 

Tuy nhiên, ở đây, bạn sẽ phát hiện ra điều đặc biệt là các tay ngai vươn dài ra đỡ đòn tay để giả thủ. Các rường được chạm khắc theo hình quả đào, quật, quả Phật Thủ. Ở cột chèo, người xưa thường chú trọng về mặt công năng nên chúng không được chạm trồ quá tinh tế.

Bên trong chánh điện của hội quán
Bên trong chánh điện của hội quán

Bên trong chính điện là nơi thờ tự Thiên Hậu Thánh Mẫu. Trong văn hóa tâm linh của người Hoa thì bà chính là vị thần biển linh thiêng, phù trợ cho các thương lái buôn bán thuận lợi, bình an trở về.

Cẩm nang Du lịch Bà Nà Hill chi tiết A-Z cho bạn trải nghiệm ấn tượng

Sân sau hội quán Dương Thương

Qua khu chính điện bạn sẽ bước đến khu vực sân sau của hội quán Dương Thương. Trên tường của sân sau như được in 1 trang viết bằng chữ Hán. Tiếp đến là khoảng sân rộng 60 x 40m. 

Trước đây, khoảng đất trống này được người Hoa dùng để làm vườn. Thế nhưng, nay, nó đã được xây dựng thêm một số điểm tham quan du lịch, bày trí đẹp mắt để thu hút khách tới check in.

Khá nhiều du khách hiện tại vẫn không biết đến sự tồn tại của khu vực sân sau. Do vậy, không gian ở đây khá yên tĩnh và bạn có thể dễ dàng chụp được những bức hình ưng ý khi bước vào sân.

Check-in bức tường chữ Hoa ấn tượng

Bạn đừng nghĩ đơn thuần rằng, hội quán chỉ là nơi để hội đồng hương người Hoa sum họp. Tại hội quán, có rất nhiều nét kiến trúc độc đáo và các góc chụp sống ảo cực xịn sò để bạn thỏa sức check in. 

Bức tường chữ Hoa - nơi check in yêu thích của rất nhiều người
Bức tường chữ Hoa – nơi check in yêu thích của rất nhiều người

Một trong số đó là bức tường chữ Hoa ở sân sau của hội quán. Bức tường này có kích thước vô cùng lớn. Trên đó ghi đầy chữ Hoa và nổi bật với 2 màu chủ đạo là trắng và đen. Đứng ở bức tường này, dù bạn mặc trang phục nào cũng dễ dàng có được tấm ảnh cực chất, hệt như bạn đang du hí ở thành cổ Trung Quốc vậy.

Tham khảo Tour du lịch Bà Nà Hill – Tour Bà Nà Hill 1 ngày khởi hành từ Đà Nẵng hàng ngày

Tham gia lễ hội vía Bà Thiên Hậu

Nếu đã có thời gian đến Hội An vào ngày 23/3 âm lịch hàng năm thì bạn đừng quên tham dự lễ vía bà Thiên Hậu nhé! Ngày lễ này được tổ chức ở hội quán Dương Thương và Phúc Kiến. Ý nghĩa của ngày lễ là tổ lòng biết ơn đối với thần linh trong đời sống của người Hoa. Lễ hội gồm 2 phần chính là phần lễ và phần hội. 

Ở phần lễ, người dân sẽ bắt đầu với nhiều nghi thức, đặc biệt là nghi thức tắm tượng phủi đi lớp bụi trần, khoác lên tấm áo mới cho tượng phật. Sau đó, họ sẽ tiếp tục làm lễ cúng chay, dâng nhiều lễ vật cúng tế như heo quay, cá thịt, bánh bao… lên các vị thần.

Lễ vía bà Thiên Hậu được tổ chức hàng năm ở hội quán
Lễ vía bà Thiên Hậu được tổ chức hàng năm ở hội quán

Sau khi kết thúc phần lễ, toàn bộ người dân sẽ hòa mình trong không khí tưng bừng của phần hội. Các hoạt động thường xuyên được tổ chức ở đây là múa lân, văn nghệ, hát bài chòi…

Lưu ý tham quan Hội Quán Thương Dương

Hội quán Dương Thương là địa điểm mà bạn có thể ghé thăm bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, thời điểm đẹp nhất và dễ cho bạn những bức hình xịn sò là vào tháng 2 – tháng 8. Trong khoảng thời gian này, khí hậu ở Hội An vô cùng mát mẻ, khô ráo và thuận tiện cho việc du lịch.

Ngoài việc để ý đến thời điểm tuyệt nhất để khám phá hội quán thì du khách cũng nên chú ý các điều sau:

  • Hội quán mở cửa và đón khách từ 5h30 sáng đến 17h30 chiều. Các bạn có thể thoải mái sắp xếp thời gian để ghé thăm và khám phá cảnh đẹp ở hội quán nhé!
  • Không gian trong hội quán vô cùng linh thiêng. Các bạn nên ăn mặc lịch sự, để ý đến lời ăn tiếng nói, không chạm vào hiện vật và cố ý chen lấn.
  • Chính sách vé vào tham quan có sự thay đổi theo từng thời điểm. Do vậy, nếu được, các bạn hãy lên kế hoạch khám phá sớm để hưởng những điều tuyệt vời nhất nhé!

Tham quan các Hội quán nổi tiếng khác tại Hội An

Một số hội quán nổi tiếng khác ở Hội An mà bạn nên kết hợp tham quan như:

Hội Quán Triều Châu: Là một công trình có giá trị đặc biệt trong kiến trúc hội quán ở phố Hội. Các khung gỗ, khảm thờ, hệ cửa ở hội quán đều được chạm khắc với nhiều họa tiết sắc sảo. Các họa tiết trong hội quán được chạm khắc theo điển tích truyền thuyết dân gian. Ngoài ra, ở đây còn có nhiều tác phẩm được đắp nổi bằng sành sứ.

Hội Quán Quảng Đông: Kiến trúc hội quán có sự kết hợp giữa các chất liệu gỗ và đá trong. Kết cấu của hội quán có tính chịu lực cao với nhiều họa tiết được trang trí công phu. Khoảng giữa sân có hồ nước lớn, đắp nổi theo hình rồng. Ở hội quán còn có nhiều hiện vật được làm từ gốm sứ, mô tả lại các vở tuồng của người Quảng Đông xưa.

Hội Quán Phúc Kiến: Là hội quán có quy mô lớn và được nhiều du khách biết đến nhất. Hội quán được xây dựng theo lối kiểu chữ Tam. Kết cấu của nó lần lượt từ cổng tam quan, sân, 2 dãy nhà Đông Tây, chính điện, sân sau đến hậu điện.

Hội Quán Hải Nam: Hội quán gắn liền với các câu chuyện lịch sử đầy đau thương. Nổi bật nhất là câu chuyện về 108 thương nhân người Hoa bị chết oan. Kiến trúc của hội quán được xây dựng theo kiểu chữ Quốc. Quy mô hội quán rộng lớn gồm có nhà tiền điện, chính điện, 2 nhà Đông – Tây. Hàng cột lớn ở chính điện được làm từ đá cẩm thạch

Lời Kết

Tham quan hội quán Dương Thương, du khách không cần phải mua vé vào. Không những thế, bạn còn có cơ hội lắng nghe nhiều câu chuyện kỳ bí bên trong hội quán và check in mỏi tay với nhiều góc chụp siêu xịn sò. Vậy thì, tại sao không dành một chút thời gian để khám phá sự độc đáo của hội quán này?

Rate this post
Bài viết liên quan