Khám phá Hội Quán Phúc Kiến Hội An đậm chất Trung Hoa

Hội quán Phúc Kiến – một trong những di tích nổi bật nằm ở phố cổ Hội An. Vốn được xây dựng bởi các thương gia Trung Hoa từ hàng trăm năm trước, nơi này nay đã được trùng tu và mang đậm giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật.

Đôi nét về Hội Quán Phúc Kiến Hội An

Hội quán Phúc Kiến Hội An xưa kia được người Phước Kiến sinh sống lâu đời ở phố Hội đóng góp và dựng nên. Bởi vì nằm ngay trong trung tâm phố cổ Hội An nên du khách rất tiện đi lại, tham quan.

Địa chỉ Hội Quán Phúc Kiến ở đâu?

Hội quán nằm ở số 46 đường Trần Phú, phường Cẩm Châu, Hội An. Vào tháng 2 năm 1990, hội quán đã được cấp bằng di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia.

Hội quán được nhiều du khách tới tham quan và check in nhất ở Hội An
Hội quán được nhiều du khách tới tham quan và check in nhất ở Hội An

Để đến hội quán từ Đà Nẵng, du khách có thể xuất phát theo các tuyến đường như sau:

  • Tuyến đường số 1: Bạn hãy chạy xe dọc theo đường Võ Nguyên Giáp lên Trường Sa. Sau đó, hãy rẽ vào đường Lạc Long Quân – Hai Bà Trưng – Nguyễn Công Trứ. Cuối cùng, hãy đi vào đường Nguyễn Trường Tộ thẳng lên Lê Lợi, rẽ vào Phan Châu Trinh để đến hội quán.
  • Tuyến đường số 2: Du khách hãy chạy xe theo đường Lê Văn Hiến đi thẳng vào DT607. Sau khi chạm đất Hội An thì đi vào đường Lý Thường Kiệt, rẽ phải vào đường Nguyễn Trường Tộ, Lê Lợi và tới Phan Châu Trinh. Đi thẳng một đoạn ngắn nữa bạn sẽ tới được hội quán.

Nguồn gốc lịch sử Hội Quán Phúc Kiến Hội An

Dựa theo một vài tài liệu lịch sử còn sót lại thì hội quán Phúc Kiến được xây dựng từ năm 1697. Ban đầu, hội quán được xây dựng với mục đích chính là thờ thần sông nước, cầu mong mưa thuận gió hòa, bà con làm ăn tấn tới. Đến thời điểm hiện tại, ngoài việc thờ thần thì hội quán còn là nơi hội họp của những người Phước Kiến xưa.

Hội quán Phúc Kiến được xây dựng từ rất lâu
Hội quán Phúc Kiến được xây dựng từ rất lâu

Từ năm 1649, nhà Thanh với thế lực hùng mạnh đã tiêu diệt nhà Minh. Triều đại Mãn Thanh ra đời ngay sau đó. Vì không khuất phục triều đình, rất nhiều tướng lĩnh của nhà Minh đã nổi dậy và giành lại vị thế. Tuy nhiên, các cuộc nổi dậy đều không thành công vì đội quân yếu ớt, khó phản kháng. Sau cùng, những người không khuất phục triều đình đã cùng gia đình di dời về hướng các vùng Đông Nam Á.

Hội An là một trong số vùng mà họ đã ghé qua, ở lại và lập nên làng Minh Hương. Về sau, nơi này đã trở thành nơi ở của những người Triều Châu, Phúc Kiến, Quảng Đông và Hải Nam. Mỗi một vùng miền, người dân tự xây nên hội quán riêng và mang tên của mình. Mục đích chính của họ là tạo sự gắn kết và hỗ trợ nhau.

Giờ đây, bởi vì có những đóng góp của cộng đồng Hoa Kiều đến từ Phúc Kiến mà hội quán cũng dần trở nên khang trang, lộng lẫy hơn.

Giá vé tham quan Hội Quán Phúc Kiến ở Hội An

Hội quán Phúc Kiến cũng giống như các điểm tham quan khác trong phố, mở cửa từ 7h sáng đến 17h mỗi ngày. Khách tới du lịch Hội An có thể thoải mái tham quan hội quán vào khung giờ này.

Để đi sâu và tham quan hội quán, du khách bắt buộc phải mua vé vào. Mỗi một vé như vậy sẽ cho phép bạn tham quan thêm 3 trong 21 địa điểm khác trong thành phố. Đối với các du khách người Việt, bạn cần mua vé với giá là 80.000 VNĐ/vé. Giá vé vào cho khách nước ngoài là 150.000 VNĐ/người.

Du khách có thể mua vé trực tiếp ở quầy hoặc nếu bạn đi theo tour thì phía bên công ty lữ hành sẽ chịu trách nhiệm. 

  • Lưu ý: Mỗi một vé tham quan chỉ có giá trị trong vòng 24h.

Khám phá kiến trúc Hội Quán Phúc Kiến độc đáo

Trong tất cả các hội quán ở Hội An thì Phúc Kiến là hội quán sở hữu kiến trúc đẹp và độc đáo nhất. 

Khuôn viên chùa Phúc Kiến

Khuôn viên hội quán vô cùng rộng rãi. Vào thế kỷ 17, hội quán được đánh giá là có khuôn viên đẹp và tiêu biểu nhất ở cảng thị. Kiến trúc khuôn viên hội quán mang đậm nét đình chùa truyền thống với cổng Tam Quan lớn và hệ thống mái ngói lợp âm dương độc đáo.

Khuôn viên hội quán có nhiều cây xanh và các bức tượng
Khuôn viên hội quán có nhiều cây xanh và các bức tượng

Trong khuôn viên của hội quán đặt rất nhiều chậu cây cảnh và hòn non bộ. Nổi bật hơn cả là hình tượng cá chép hóa rồng. Ở một bên còn có bộ bàn đá được dùng cho mục đích hội họp, bàn bạc làm ăn của các thương nhân Phúc Kiến. Du khách có thể lượn quanh khuôn viên để cầu chúc sức khỏe tài lộc cho gia đình và tận hưởng bầu không khí mát lành ở đây.

Chính điện chùa Phúc Kiến

Khu vực chính điện của hội quán Phúc Kiến có thờ bà Thiên Hậu Thánh Mẫu. Người dân Phúc Kiến xưa tôn thờ bà Thiên Hậu và luôn cầu mong bà độ trì cho con dân được an toàn khi làm ăn, di chuyển thuyền đánh bắt trên biển khơi. 

Chính điện hội quán thờ các vị thần
Chính điện hội quán thờ các vị thần

Không chỉ có ở hội quán này, các miếu ở Hội An hầu như nơi nào cũng thờ bà Thiên Hậu. Trong thế giới tâm linh của người Hoa xưa, bà là vị thần của biển cả, lúc nào cũng giúp đỡ người dân đi biển bình an.

Ở bên phải bà Thiên Hậu Thánh Mẫu là thần Thiên Lý Nhãn. Được biết, đây là vị thần có khả năng nhìn xa trăm dặm và đòi công bằng cho người dân. Ngoài 2 vị thần trên, ở chính điện của hội quán còn thờ Thuận Phong Nhĩ – vị thần có khả năng nghe xa trăm dặm. 2 vị thần này đều đi theo bà Thiên Hậu để hỗ trợ bà cứu giúp muôn dân.

Các ban thờ đều được chạm khắc với nhiều hoa văn và hình thù trang trọng, độc đáo. Hệ thống cột chèo cũng rất chắc chắn và được sơn son thếp vàng. Chính vì thế, khi bước vào bạn sẽ ngay lập tức cảm nhận được suy uy nghiêm bên trong hội quán.

Những góc check-in tại Hội Quán Phúc Kiến ở Hội An

Đến hội quán Phúc Kiến, du khách không nên bỏ lỡ cơ hội sống ảo ở những địa điểm dưới đây:

Cổng Tam Quan

Cổng tam quan là lối đi vào hội quán. Bên trên cổng tam quan có đề chữ Kim Sơn Tự. Hai bên cổng là Ông Nhật và Bà Nguyệt. Đây là 2 vị thần đại diện cho trời và đất, âm và dương. Từ cổng tam quan bạn có thể nhìn thấy có 3 lối vào chính. Mỗi một lối đều mang tên ý nghĩa riêng, lần lượt là Thiên, Địa và Nhân. 

Check in với cổng tam quan của hội quán
Check in với cổng tam quan của hội quán

Những ngày thường, cửa Tam Quan sẽ mở 2 lối vào 2 bên. Cánh cửa chính ở giữa chỉ mở vào những dịp lễ lớn. Cổng Tam quan đã được trùng tu vào cuối năm 1975, mọi chi tiết ở cồng đều được áp bằng sành sứ. Phần mái của cổng cong vút có lợp ngói âm dương và được tô điểm thêm nhiều con rồng uốn lượn uy nghiêm.

Cổng tam quan từ trước đến nay vẫn luôn là góc sống ảo yêu thích của các du khách. Background này nổi bật với gam màu đỏ thẫm và các hình họa tiết rồng phượng bắt mắt. Đảm bảo rằng, bạn sẽ có được những tấm hình ưng ý khi chụp hình ở đây.

Cá chép vượt Vũ Môn

Ngay khi bước qua cổng tam quan bạn sẽ thấy ngay bức tượng cá chép vượt Vũ Môn. Nó nằm ngay trong hòn non bộ. Trước kia, có nhiều truyền thuyết kể rằng, cá chép mang đến nguồn nước dồi dào cho người dân. Vì thế, không ít người đã tôn thờ và đúc tượng cá chép.

Tượng cá chép vũ môn ở hội quán
Tượng cá chép vũ môn ở hội quán

Tượng cá chép vượt Vũ Môn ở khuôn viên hội quán được đúc bằng đá. Trên thân của nó được chạm trổ với nhiều gam màu khác nhau. Phía sau tượng còn có bức tường mảnh tròn tạo nên một background siêu xịn. 

Long – Lân – Quy – Phụng

Dựa theo lời kể của ông cha ta thì Long – Lân – Quy – Phụng được gọi là Tứ Linh. Chúng đại diện cho sức mạnh của 4 linh vật trời đất. Đồng thời, chúng cũng đại diện cho nước, lửa, đất và gió. Khi đặt chân đến Hội quán bạn sẽ thấy đủ 4 con vật này trong khuôn viên. 

Tương long lân ly quy phượng
Tương long lân ly quy phượng

Rồng được chạm khắc với những đường nét tỉ mỉ, tinh xảo, đại diện cho uy quyền. Lân lại là biểu tượng của sự may mắn. Rùa lại đại diện cho sự tồn tại bất diện và Phượng mang ý nghĩa là bậc trên.

Các vòng nhang lớn bên trong

Các vòng nhang lớn bên trong chính điện của hội quán Phúc Kiến có lẽ là một điểm nhấn lớn mà nhiều du khách để mắt đến. Được biết, đây vốn là một truyền thống ở hội quán và có từ rất lâu đời.

Các vòng nhang lớn trong chính điện của hội quán
Các vòng nhang lớn trong chính điện của hội quán

Du khách đến đây vãn cảnh và quyên góp công đức sẽ được viết tên tuổi và treo lên các vòng nhang lớn này. Mục đích của hoạt động này chính là cầu mong sức khỏe và tài lộc. Mỗi một vòng hương trong hội quán sẽ cháy trong vòng 30 ngày. Sau khi cháy hết, người ta sẽ đem các tờ giấy trên các vòng nhang đốt đi. 

Bộ bàn đá

Khi ghé vào khu vực điền đình của hội quán bạn sẽ thấy một bộ bàn đá có màu xanh ngọc. Trước đây, bộ bàn đá này là nơi mà các thương dân Phúc Kiến dùng để hội họp, bàn bạc và tổ chức uống trà với nhau.

Gian Hậu Tẩm

Khu vực hậu tẩm trong hội quán được dùng để thờ 6  vị Lục Tánh Vương Gia. Đây đều là 6 vị tướng có công trong phong trào chống nhà Minh. Ngày 16/2 hằng năm, rất nhiều người dân phố Hội tới đây để dâng dương và cầu mong mưa thuận gió hòa, đất nước thái bình, con cái khỏe mạnh.

Gian hậu tẩm có thờ phụng một số vị thần
Gian hậu tẩm có thờ phụng một số vị thần

3 Bà chúa Sinh Thai bà 12 Bà Mụ

Trong hội quán Phúc Kiến có thờ Bà Chúa Sinh Thai. Dành cho những ai chưa biết thì đây là người đã nặn ra hình hài những đứa trẻ. Ngoài ra còn có 2 bà chúa phía dưới là Bà khai sinh và bà khai tử. Ở hàng dưới còn thờ 12 bà mụ. Được biết, trong quan điểm của người dân nơi đây, mỗi một bà mụ sẽ chịu trách nhiệm chính là chăm sóc đưa trẻ trong 1 tháng.

Điện thờ các bà Chúa
Điện thờ các bà Chúa

Vì thế, trong vòng 1 năm, bé sẽ phát huy mọi khả năng tự nhiên của mình như cười, nói, đi đứng. 12 bà mụ sẽ che chở cho các em bé trên đời được bình an chào đời và lớn lên.

Xem thêm:

Kinh nghiệm tham quan Hội Quán Phúc Kiến

Dựa theo kinh nghiệm du lịch Hội An của rất nhiều người thì bạn nên ghé thăm hội quán vào những ngày lễ lớn. Lúc này các hoạt động du lịch sẽ được tổ chức một cách chỉnh chu và quy mô hơn bao giờ hết. Đây cũng là khoảng thời gian mà Hội An nằm trong mùa khô, thời tiết rất tuyệt, thích hợp cho các hoạt động tham quan và chụp hình.

Khi đến tham quan hội quán, du khách không cần phải mang theo nhiều thứ. Nếu bạn có nhu cầu thắp hương thì bước vào bên trong. Còn nếu muốn mua vòng hương thì có thể mua trong hội quán nhé!

Ngoài 2 tips trên thì Tour Bà Nà Hillss khuyên bạn nên có một lịch trình khám phá ngay từ ban đầu. Điều này sẽ giúp bạn đỡ tốn nhiều thời gian suy nghĩ và di chuyển. Khi bạn đã mua vé thì có thể kết hợp đi du lịch tới các địa điểm khác như hội quán Triều Châu, hội quán Quảng Đông…. Hơn hết, bạn cũng nên ghé thăm hội quán Dương Thươnghội quán Hải Nam để ngắm nhìn trọn vẹn những công trình của người Hoa xưa nhé!

Hội quán Phúc Kiến Hội Ấn cùng với các hội quán khác đã góp phần tạo nên một hệ thống điểm tâm linh ở phố cổ. Hội quán đã góp phần không nhỏ vào việc duy trì và điểm tô các sức hút của Hội An với du khách. Tin rằng, trong hành trình khám phá phố Hội, sẽ là một hối tiếc lớn nếu như bạn bỏ lỡ địa điểm tham quan này!

Rate this post
Bài viết liên quan