Lắng nghe câu chuyện lịch sử của Hội Quán Hải Nam Hội An

Hội quán Hải Nam gắn liền với nhiều câu chuyện lịch sử đặc biệt và mang đậm các giá trị văn hóa. Nơi đây còn là điểm tham quan lý tưởng để các du khách thỏa sức chiêm ngưỡng kiến trúc cổ và check in những bức hình độc đáo nhất. Bởi vậy, trong hành trình khám phá phố Hội, các bạn không nên bỏ qua hội quán nhé!

Giới thiệu Hội Quán Hải Nam Hội An

Nằm trong phố cổ Hội An có khá nhiều công trình hội quán cổ với tuổi đời lên đến hàng trăm năm như: hội quán Phúc Kiến, Triều Châu, Quảng Đông, Nghĩa An… Đây đều là những địa điểm du lịch phố Hội nổi tiếng. Trong số đó, hội quán Hải Nam được xem là địa chỉ quen thuộc của nhiều du khách.

Hội Quán Hải Nam ở đâu?

Hội quán Hải Nam tọa lạc ở số 10 đường Trần Phú. Nằm ngay trong trung tâm phố cổ Hội nên rất tiện lợi cho các du khách ghé thăm. 

Cổng vào hội quán Hải Nam
Cổng vào hội quán Hải Nam Hội An

Để đi đến hội quán, các bạn có thể đi bằng những phương tiện đường bộ. Từ bến xe Hội An, bạn chạy xe theo đường Huỳnh Thúc Kháng, đến ngã Ba Tin Lành. Sau đó, chạy theo đường nguyễn Thị Minh Khai để đến đường Trần Phú. Cuối cùng chạy xe thêm 800 nữa để đến hội quán.

Tìm hiểu lịch sử hội quán Hải Nam Hội An

Ở trên các phương tiện truyền thông, bạn sẽ tìm thấy được rất ít thông tin về lịch sử của hội quán Hải Nam. Tuy nhiên, nếu đọc các tài liệu lịch sử, bạn sẽ ít nhiều tìm thấy được các thông tin về hội quán. Trước kia, hội quán được hoa kiều thuộc bang Hải Nam – Trung Quốc xây dựng. Thời gian xây dựng hội quán là năm 1875. 

Hội quán đã được trùng tu 2 lần
Hội quán đã được trùng tu 2 lần

Trước đây, hội quán được dùng với mục đích chính là nơi sinh hoạt cho cộng đồng và tín ngưỡng riêng của người Hải Nam, Gia Ứng. Về sau, hội quán trở thành nơi thờ tự của 108 anh lính của Hoa Thương bị chết oan do vua chúa hiểu nhầm là giặc cướp biển. Mãi đến đời vua Tự Đức thì 108 người lính này mới được minh oan và sắc phong làm Trung Đẳng thần.

Tham khảo Tour du lịch Bà Nà Hill – Tour Bà Nà Hill 1 ngày khởi hành từ Đà Nẵng hàng ngày

Thời gian và giá vé tham quan

Hội quán Hải Nam mở cửa đón khách vào 8h sáng đến 17h chiều. Đối với vé vào tham quan, nó đã được bao gồm trong vé khám phá phố Hội 80.000 VNĐ. Vì thế, khi đến đây bạn sẽ không cần phải mua thêm bất cứ loại vé vào cổng nào nhé!

Điểm qua nét kiến trúc độc lại của Hội Quán Hải Nam

Hội quán Hải Nam được xây dựng theo lối kiến trúc hình chữ Quốc. Phía sau hậu tẩm của hội quán là một sân bóng rổ rộng lớn. Toàn bộ hội quán có khuôn viên kéo dài từ đường Trấn Phú đến đường Phan Chu Trinh. Mặt tiền của hội quán được thiết kế với cổng hàng rào sắt. Khi mở cửa cổng chính, du khách sẽ được đưa thẳng đến tiền điện của hội quán. 

Tiền điện hội quán được xây dựng theo hệ mái ống lợp 3 tầng từ cao xuống thấp. Gian tiền điện được xây toàn bộ bằng chất liệu gỗ, sơn đỏ đều. Hai bên cửa có thiết kế 2 con kỳ lân bằng đá.

Điện thờ chính của hội quán gồm 1 nếp nhà lớn có 3 gian. Gian giữa các điện thờ nối liền với lễ đường bằng hệ lan can cơ động. Chính giữa điện thờ có 1 bộ thờ bằng gỗ. bức chạm hệ thống gỗ mạ vang miêu tả lại cảnh sinh hoạt của tam giới. Phía trong long môn là bài vị 108 anh lính được chạm khắc tinh xảo.

Hội quán gắn liền với câu chuyện lịch sử đau thương
Hội quán gắn liền với câu chuyện lịch sử đau thương

108 vị thương buôn được thờ tự ở hội quán bị giết oan vào năm 1851. Lúc ấy, nhà vua nghe Hải tặc hoành hành đã giao cho bộ binh điều tra làm rõ. Điều tra dài ngày chỉ phát hiện điều bất thường ở thuyền buôn và họ nhầm tưởng đó là giặc cướp. Vì vậy, bộ binh đã kết án và trừ khử 108 người. Về sau, đời vua Tự Đức, sự thật mới dần sáng tỏ, 108 người được minh oan, phong chức và thờ tự ở hội quán

Lưu ý tham quan Hội Quán Hải Nam Hội An

Một vài lưu ý bạn cần biết khi tham quan hội quán Hải Nam như sau:

  • Hội quán vừa là điểm đến văn hóa vừa là nơi thờ tự các vị thần. Do vậy, hãy ăn mặc thật kín kẽ, lịch sự và có những hành vi văn hóa để thể hiện sự tôn kính đối với các vị thần.
  • Không xả rác bừa bãi khi đặt chân vào bên trong hội quán
  • Trong hội quán có trưng bày nhiều hiện vật cổ, đừng tùy tiện chạm tay vào. Nếu làm hỏng, du khách sẽ phải đền theo chính sách của nhà nước.
  • Di chuyển nhẹ nhàng, ăn nói nhỏ nhẹ, tránh xô đẩy bên trong, ảnh hưởng đến các du khách khác.
  • Nói không với việc hút thuốc khi bước chân vào hội quán
  • Sạc điện thoại đầy để check in được những góc chụp đẹp mắt trong hội quán nhé!
  • Gần hội quán có nhiều địa điểm tham quan hấp dẫn khác, bạn có thể kết hợp tham quan

Cẩm nang Du lịch Bà Nà Hill chi tiết A-Z cho bạn trải nghiệm ấn tượng

Tham quan các Hội quán nổi tiếng khác tại Hội An

Ngoài hội quán Hải Nam thì ở Hội An còn có 4 hội quán nổi tiếng khác lần lượt là:

Hội Quán Triều Châu: Nằm trên đường Nguyễn Huy Diệu. Hội quán được xây dựng từ năm 1845 và là nơi thờ tự thần Phục Ba. Hội quán có tổ chức các ngày lễ cúng nguyên tiêu và giỗ tiền hiền linh đình. Nếu bạn có dịp ghé thăm, đừng quên sắp xếp thời gian tham gia các nghi lễ nhé!

Hội quán Triều Châu Hội An
Hội quán Triều Châu Hội An

Hội Quán Quảng Đông: Mục đích xây dựng ban đầu của hội quán là thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và Đức Khổng Tử. Vào năm 1911, hội quán đã thờ Quan Công và Tiền Hiền. Kiến trúc của hội quán có sự kết hợp đặc biệt giữa đá và gỗ. Không gian hội quán bề thế, uy nghiêm. Cổng hội quán Quảng Đông là điểm check in yêu thích của rất nhiều bạn trẻ.

Hội Quán Phúc Kiến: Được xây dựng với quy mô vô cùng rộng lớn. Kiến trúc của hội quán theo kiểu chữ Tam gồm có cổng tam quan, sân, nhà Đông – Tây, sân sau và cả hậu viện. Nét đẹp của hội quán đại diện cho phong cách kiến trúc Trung Hoa cổ.

Hội Quán Dương Thương: Được xây dựng với lối kiến trúc Trung Hoa. Hội quán đã qua nhiều lần trung tư và vẫn giữ được nét đẹp nguyên sơ.

Lời Kết

Hội quán Hải Nam sở hữu nét đẹp kiến trúc, văn hóa lịch sử đặc sắc. Tin rằng, tới đây, du khách sẽ hài lòng với những trải nghiệm mà bản thân có được. Ghé thăm hội quán sẽ không mất nhiều thời gian để bạn khám phá hết. Thế nhưng, những ấn tượng cảm xúc đọng lại chắc chắn sẽ hằn sâu trong tim mỗi người.

Rate this post
Bài viết liên quan