Khám phá Hội Quán Quảng Đông Hội An – Kiến trúc hơn 100 tuổi

Hội quán Quảng Đông có lẽ là cái tên không còn quá xa lạ đối với những tín đồ thích xê dịch. Đây là một trong những địa điểm tín ngưỡng đặc biệt của người Hoa và là di tích lịch sử quan trọng của phố Hội. Nếu bạn đang có kế hoạch khám phá Hội An, đừng quên ghé thăm hội quán nhé!

Giới thiệu về Hội quán Quảng Đông

Hội quán Quảng Đông Hội An nhiều năm nay đã thu hút hàng nghìn lượt du khách ghé thăm. Lợi thế đầu tiên của hội quán chính là nằm ngay ở trung tâm phố Hội, rất tiện lợi trong việc di chuyển.

Hội Quán Quảng Đông ở đâu?

Hội quán Quảng Đông nằm ở số 176 đường Trần Phú. Đây vốn là con đường tụ tập của rất nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng như hội quán Trung Hoa, Quỳnh Phủ, hội quán Phúc Kiến… Chính vì thế, khu phố này luôn sầm uất khách du lịch tứ phương đổ về. Cứ mỗi dịp lễ, Tết con đường Trần Phú lại càng thêm lung linh và nhiều sắc màu.

Hội quán Quảng Đông - 1 trong 5 hội quán cổ ở phố Hội
Hội quán Quảng Đông – 1 trong 5 hội quán cổ ở phố Hội

Để đi tới Hội Quán từ Đà Nẵng, du khách có thể di chuyển theo các tuyến đường như sau:

  • Đi bằng xe máy: Nếu di chuyển bằng xe máy, du khách hãy chạy theo con đường Võ Nguyên Giáp – Trường Sa. Sau đó, chạy dọc theo đường Hai Bà Trưng và rẽ sang phải để tới phố cổ Hội An và tìm đến đường Trần Phú nhé!
  • Xe bus: Đây là loại hình di chuyển vô cùng an toàn và rẻ. Xe bus từ Đà Nẵng tới Hội An đã bắt đầu hoạt động từ năm 2015 và có giá là 30.000 VNĐ/chuyến.
  • Taxi, grap: Đối với hình thức di chuyển này thì bạn chỉ cần đưa địa chỉ, bác tài sẽ chở bạn đến tận nơi.

Tìm hiểu lịch sử Hội Quán Quảng Đông

Hội quán Quảng Đông Hội An được xây dựng từ năm 1885 của thế kỷ 18. Người đứng ra xây dựng là một thương nhân người Trung Quốc, tới phố Hội để buôn bán và sinh sống. Giai đoạn đầu mới xây dựng, hội quán được dùng với mục đích chính là thờ cúng Đức Khổng Tử và Thiên Hậu Thánh Mẫu. 

Đến năm 1911, hội quán được chuyển sang thờ phụng Quan Công và Tiền Hiền. Vào khoảng thế kỷ 15 – thế kỷ 19, Hội An là thương cảng quốc tế sầm uất, rất nhiều thương nhân từ các nước tới đây buôn bán, làm ăn. Số lượng người Hoa tới đây sinh sống và làm ăn cũng ngày càng tăng lên. Họ bắt đầu tạo dựng ra cộng đồng người Hoa đông đúc và xây dựng nhiều công trình kiến trúc lớn.

Hội quán mang đậm nét kiến trúc của người Hoa
Hội quán mang đậm nét kiến trúc của người Hoa

Tên gọi của hội quán bắt nguồn từ việc nơi đây thờ tự Quan Công và các vị tướng nhà Trung có đầy đủ các phẩm chất Trung, Nghĩa, Trí, Nhân và Dũng. Người Hoa xưa tin rằng, thờ vị tướng Quan Công sẽ giúp họ gặp nhiều may mắn và thuận lợi trong cuộc sống.

Thời gian và giá vé tham quan

Hội quán Quảng Đông mở cửa từ 6h – 20h hằng ngày. Do vậy, du khách có thể sắp xếp thời gian và ghé thăm hội quán vào khoảng thời gian này. Hiện tại, rất nhiều bạn trẻ kéo tới đây để khám phá lịch sử và lưu lại nhiều kỷ niệm đẹp với hội quán.

Giá vé vào cổng của hội quán được dùng chung với vé vào phố cổ. Điều này có nghĩa là khách tham quan chỉ cần mua vé vào tham quan phố cổ 80.000 VNĐ/vé (người Việt), 150.000 VNĐ/vé (khách du lịch nước ngoài). 

Khám phá kiến trúc Hội quán Quảng Đông – Nơi giao thoa văn hóa Việt Trung

Hội quán Quảng Đông được xây dựng bởi thương nhân người Trung Quốc. Chính vì thế, hội quán mang đậm nét đẹp kiến trúc của Trung Hoa và có pha lẫn chút kiến trúc Việt.

Khuôn viên chung

Khuôn viên của hội quán vô cùng rộng rãi. Các cây cảnh được đặt trong hội quán đủ chủng loại và luôn được chăm sóc, uốn tỉa một cách tỉ mẫn. Bạn sẽ thấy trong khuôn viên của hội quán có những cây cảnh hình dạng rồng, phượng, lân… Tất cả đều biểu tượng cho sự phát triển, cường thịnh và giàu sang.

Khuôn viên hội quán có nhiều bức tượng quý giá
Khuôn viên hội quán có nhiều bức tượng quý giá

Khu chính điện 

Khu vực chính điện của hội quán là nơi mà các du khách trong và ngoài nước đều muốn nán lại rất lâu. Chính điện của hội quán nổi bật với hệ thống cột đỡ lớn. Phần chính điện của hội quán được chia làm 3 gian, gian giữ thờ vị tướng Quan Công còn 2 bên có thờ tướng Tài Bạch tinh quân và Phước Đức Chánh Thần.

Chính điện là khu vực thờ tự
Chính điện là khu vực thờ tự

Di vật cổ hội giá trị 

Có khá nhiều di vật cổ được lưu giữ trong hội quán Quảng Đông. Tiêu biểu nhất có 4 bức hành phi, cặp đôi sứ men, lưu hương trầm làm từ chất liệu đồng. Ngoài ra còn có bức tranh Quan Công ngồi trên ngựa đang trên đường đến bảo vệ phu nhân của Lưu Bị. 

Bức tranh Quan Công cổ ở hội quán
Bức tranh Quan Công cổ ở hội quán

Bức tranh này có ý nghĩa rất lớn. Nó giúp thuật lại các điển tích có thật trong lịch sử Trung Hoa. Ở hội quán, nó được treo trang trọng ở bên ngoài chính điện và được khách du lịch tới chiêm ngưỡng, check in.

Nếu như bạn đi du lịch Hội An, đừng quên tìm đọc trước các thông tin về những di vật này nhé! Nó sẽ cho bạn hiểu rõ hơn về các câu chuyện và những di vật cổ được đặt ở đây.

Các hoạt động được tổ chức tại Hội Quán Quảng Đông

Ở hội quán Quảng Đông hằng nằm đều có tổ chức nhiều hoạt động và lễ hội sôi nổi. Lớn nhất phải kể đến 2 lễ là Lễ hội Nguyên tiêu và lễ vía Quan Công.

Lễ hội Nguyên Tiêu

Lễ hội được tổ chức vào rằm tháng giêng hàng năm. Thông thường, lễ sẽ kéo dài từ 2 – 3 ngày. Dựa theo chia sẻ của người dân nơi đây thì lễ hội Nguyên Tiêu chính xác là thời điểm khởi đầu cho những chuyến hàng đầu tiên của năm mới. Vì thế, nó có ý nghĩa rất lớn đối với thế giới tâm linh của người dân nơi đây.

Lễ hội Nguyên tiêu được tổ chức thường niên ở hội quán
Lễ hội Nguyên tiêu được tổ chức thường niên ở hội quán

Lễ hội này là dịp để người dân cúng bái, cầu mong một năm mới thuận lợi, may mắn, khỏe mạnh và bình an. Quy mô tổ chức lễ hội này vô cùng lớn. Các hoạt động nổi bật là đốt pháo, múa lân, chơi các trò chơi dân gian. 

Ở thời điểm hiện tại, lễ hội vẫn luôn được duy trì và tổ chức đều đặn hằng năm. Cứ mỗi độ tết Nguyên Tiêu, người dân Hội An lại thắp sáng nến, treo đèn lồng đầy khắp phố phường. Đồng thời, họ còn tổ chức thả đèn hoa đăng trên sông Hoài để cầu mong tài lộc, hạnh phúc cho năm mới.

Lễ hội Vía Quan Công

Ở Hội quán Quảng Đông còn tổ chức lễ vía Quan Công vào ngày 24/6 hằng năm. Đây vốn là một trong những nét tín ngưỡng lâu dài của người dân phố Hội. Phần lễ hội có khá nhiều nghi thức, đồ cúng cũng rất đa dạng. Do vậy, ngày lễ này thu hút rất nhiều du khách đến chiêm ngưỡng và tham dự. Phần hội sẽ là những trò chơi, rước hội đến tận khuya. 

Lễ vía Quan Công có sự tham gia của lão làng và đông đủ người dân
Lễ vía Quan Công có sự tham gia của lão làng và đông đủ người dân

Kinh nghiệm tham quan Hội Quán Quảng Đông Hội An

Hội quán Quảng Đông vừa là điểm du lịch hấp dẫn của Hội An vừa là khu vực tâm linh thờ cúng các vị thần. Do vậy, du khách nên bỏ túi những kinh nghiệm dưới đây để có hành trình khám phá hội quán ý nghĩa và tuyệt nhất nhé!

  • Đầu tiên, các du khách nên chọn những trang phục kín đáo, lịch sự. Bạn không nên mặc váy hoặc quần quá ngắn. Bởi vì đây là khu vực tâm linh nên việc ăn mặc như vậy sẽ vô tình trở thành người không có văn hóa, không tôn kính các vị thần.
  • Trong hội quán có đặt rõ các quy định là không nói to, cười đùa và chạy nhảy. Do đó, du khách khi vào hội quán hãy giữ ý tứ, đi nhẹ nói khẽ, cười duyên và không sờ nắn các di vật cổ bên trong. Đồng thời, bạn cũng phải có ý thức giữ gìn vệ sinh chung trong khuôn viên của hội quán nhé!
  • Bạn nên mang theo ô, giày bệt và kem chống nắng để bảo vệ làn da, đôi chân được khỏe mạnh.

Hội quán này nằm gần với 3 hội quán khác là hội quán Hải Nam, hội quán Triều Châuhội quán Dương Thương. Vì thế, du khách có thể kết hợp để ghé thăm các hội quán nhé!

Lời Kết

Hội quán Quảng Đông lưu giữ rất nhiều giá trị văn hóa của vùng đất từng là thương cảng sầm uất nhất thế giới. Tới đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng một Hội An xưa và hiểu hơn về cuộc sống của những thương nhân trước đây, chiêm ngưỡng nét kiến trúc độc đáo có sự giao thoa giữa Việt – Trung. Một lần nữa, Tour du lịch Bà Nà Hills mong rằng, bạn hãy dành thời gian đến khám phá và đưa những trải nghiệm tuyệt vời của bạn đến gần hơn với các du khách quốc tế nhé!

Xem thêm:

Rate this post
Bài viết liên quan